Tái hải sản

12/12/2012 23:05 GMT+7

Phải công nhận rằng các đầu bếp đất Thái Lan là bậc thầy về món tái. Chủ vị thường cay nồng ấm, không gay gắt như cái cay của Huế để người ăn phải rơi nước mắt giọt vắn - giọt dài. Kế đến còn là vị chua thơm, rất dịu dàng.

Phải công nhận rằng các đầu bếp đất Thái Lan là bậc thầy về món tái. Chủ vị thường cay nồng ấm, không gay gắt như cái cay của Huế để người ăn phải rơi nước mắt giọt vắn - giọt dài. Kế đến còn là vị chua thơm, rất dịu dàng.

Tái hải sản

Nồng độ gây chua để tái thường gấp đôi vị cay, nhưng được xử lý ở hai công đoạn: tái nguyên liệu và gia vị, nên khi ăn thực khách không có cảm giác ê răng, xót ruột.

Song hành với vị chua cay là vị mặn - ngọt. Hai vị này như anh cả, luôn kìm cặp rất tốt mấy đứa em chua - cay, để chúng không có cơ hội "nổi loạn".

Khi mọi thứ gia vị: tiêu, chanh rừng, ớt, riềng, nghệ... kết hợp thật ăn ý, tự dưng sinh ra vị chát đắng, hỗ trợ khử tanh và kích thích khẩu vị, để người ăn thêm lâu ngán.

Và mọi tận tụy “phò tá” của đội quân gia vị vừa rồi, nhằm tôn vinh một chúa: tôm sú hoặc sò huyết... đang tươi xanh, mơn mởn bên những cọng húng lủi, xà lách “trẻ trung” không kém.

Thử chạm môi cắn nhẹ, nhai chậm để tận hưởng vị ngọt tinh nguyên của đạm hải sản tươi rói, cùng hương biển mằn mặn song rất thanh tao.

Có dịp về Cần Giờ, bạn thử dò hỏi và khám phá những món tái hải sản sẽ thú vị gấp bội, thay vì chỉ nghe tả suông.

Tái hải sản

Tái hải sản

Tạ Tri

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.