Du lịch xanh
Trâm chia sẻ Đồng Tháp có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa nhân văn rất phong phú, đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Trâm đã quyết định khởi nghiệp với nông trại nghỉ dưỡng.
Mô hình này là sự kết hợp thú vị giữa nông nghiệp thuận thiên với du lịch văn hóa, du khách trải nghiệm cuộc sống và hoạt động sản xuất trên nền tảng nông nghiệp.
Khách đến với nông trại nghỉ dưỡng an toàn trong môi trường sinh thái, văn hóa nông nghiệp thuận thiên, với hai hình thức. Một là lưu trú lán trại, trong môi trường thân thiện với thiên nhiên dành cho nhóm thanh niên, sinh viên trong nước, ngoài nước đến giao lưu học tập và khám phá văn hóa địa phương. Qua đó sẽ khơi dựng và phát triển nét văn hóa lưu trú tập thể.
Hai là lưu trú nghỉ dưỡng riêng biệt trên nhà sàn, được thiết kế cách điệu trên không gian mặt nước, theo kiểu nhà sàn địa phương Đồng Tháp Mười. Vật dụng được trang thiết bị và thiết kế theo hình thức tối giản, hoài cổ, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường sinh thái, đạt tiêu chuẩn nghỉ dưỡng sinh thái nông nghiệp.
Về dịch vụ ẩm thực và thực phẩm, là gói giá trị văn hóa ẩm thực phương Nam, được trình bày theo phong cách giản lược, hoài cổ. Nông sản được chế biến thành các món ăn theo hương vị đặc trưng, dân dã, gói gọn vừa đủ ăn, thực đơn được thiết kế trên nền tảng văn hóa bản địa, mùa nào món đó, theo phương châm giá trị ẩm thực có trách nhiệm với sức khỏe du khách và với môi trường. Du khách được thưởng thức, cảm nhận giá trị văn hóa ẩm thực trong không gian văn hóa hoài cổ từ bàn ăn, các vật dụng theo lối trình bày giản dị, hoài cổ…
|
Phù hợp với xu thế phát triển
Với những đặc tính nổi bật, được định vị phát triển theo hướng sản phẩm du lịch có trách nhiệm, tức nghỉ dưỡng nông trại thuận thiên trên nền tảng sinh thái, văn hóa bản địa Đồng Tháp, hướng tới dịch vụ kỳ nghỉ hạnh phúc, an yên cải thiện sức khỏe tinh thần. Cũng như phù hợp xu thế, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về du lịch xanh, đậm nét hoang sơ, với trải nghiệm thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe tinh thần… nên mô hình này đã và đang chiếm được cảm tình của khách du lịch trong, ngoài tỉnh, thậm chí ở nước ngoài.
Dự án khởi nghiệp của Trâm tính đến nay đã có nhiều đối tác chiến lược là các công ty du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.
Để có thể khiến khách hàng hài lòng, Trâm cho biết có những cách chăm sóc khách hàng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, đó là thực hiện phương châm: “Từ trái tim kết nối trái tim”. Nghĩa là đặt mục tiêu tận tâm chăm sóc khách hàng, luôn có thái độ cầu thị và xem khách hàng là người nhà.
Trâm chia sẻ mục tiêu là từ nay đến năm 2024 sẽ tiếp cận và bán được 10.000 - 11.000 lượt từ khách hàng mục tiêu ở nước ngoài thông qua các đối tác, sàn thương mại điện tử quốc tế. Đồng thời hướng đến thị trường trong nước, tập trung ở đô thị lớn.
Ngoài lượng khách trong nước, dự án còn kỳ vọng sẽ đón tiếp du khách nước ngoài đến từ các khu vực văn minh trên thế giới. “Nếu những ai tôn trọng giá trị văn hóa bản địa, yêu quý môi trường bản địa, thích khám phá và trải nghiệm ở nông thôn Việt Nam, cũng như có nhu cầu nghỉ dưỡng xanh, sinh thái và dài ngày, có sở thích trải nghiệm cuộc sống hoài cổ nông thôn Việt Nam… thì mô hình du lịch của bên mình đáp ứng đầy đủ những nhu cầu ấy, và sẽ là sự lựa chọn lý tưởng”, Trâm nói.
Với mô hình kinh doanh này, Trâm kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng, củng cố thương hiệu, thúc đẩy kinh doanh, nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh với thế giới. Qua đó gia tăng giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới, cũng như góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ cho ngành công nghiệp không khói (du lịch) của Việt Nam.
Đấy là chưa kể góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học vùng ngập nước, ứng phó biến đổi khí hậu khu vực Tràm Chim (H.Tam Nông, Đồng Tháp); ngoài ra còn giải quyết và tạo ra lao động, việc làm cho người dân địa phương, phát huy thế mạnh giá trị văn hóa, xã hội nông nghiệp Đồng Tháp Mười bền vững, góp phần xây dựng môi trường giao lưu văn hóa quốc tế tại địa phương, kết nối giá trị văn hóa bản địa với văn hóa quốc tế thông qua du lịch quốc tế.
Bên cạnh đó, mô hình còn kết nối và nâng cao chuỗi giá trị kinh tế địa phương nông đặc sản và du lịch nghỉ dưỡng Đồng Tháp, nâng chuyển sản phẩm nông nghiệp từ truyền thống đến du lịch văn minh, góp phần đa dạng sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống người nông dân địa phương.
Bình luận (0)