Tác dụng phụ của thuốc
Michael Finkelstein, bác sĩ nội khoa tại Tập đoàn Y khoa Scarsdale (Mỹ), nói. "Nhiều loại thuốc có thể gây mất cảm giác ngon miệng". Thủ phạm phổ biến bao gồm thuốc giảm đau, một số loại thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp và thuốc có thể gây khó chịu cho dạ dày, chẳng hạn như ibuprofen, theo Reader.
tin liên quan
Mẹo trị nhiệt miệng hiệu quảCảm lạnh và cúm
Các bệnh thông thường có thể gây mất cảm giác ngon miệng tạm thời. Các bệnh có thể bao gồm cảm lạnh và cúm; nhiễm trùng đường hô hấp, vi khuẩn và vi rút; các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc táo bón; và tất nhiên là ngộ độc thực phẩm.
Mọi người có thể bị mất nước và không muốn ăn hoặc sợ ăn khi mắc cảm lạnh và cúm.
Mất cân bằng tuyến giáp
Cả tuyến giáp hoạt động kém và tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể khiến người bệnh ngừng cảm thấy đói. Các tuyến giáp tiết ra hoóc môn vào máu điều hòa quá trình trao đổi chất và sự thay đổi trong sản xuất hoóc môn có thể gây ra sự thay đổi khẩu vị, theo các chuyên gia tại Đại học Y Harvard (Mỹ).
Mang thai
Nhiều phụ nữ bị buồn nôn trong ba tháng đầu có thể mất cảm giác ngon miệng.
tin liên quan
Đừng để cái miệng hại… cái thậnHút thuốc
Hút thuốc là một chất kích thích và gây kích ứng. Nó có thể tạo ra sự kích thích dạ dày có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và khiến bạn mất cảm giác ngon miệng. Nhiều người ngừng hút thuốc bắt đầu cảm thấy đói trở lại và tăng trung bình 10% trọng lượng cơ thể, theo Reader.
Căng thẳng
Bất kỳ loại rối loạn nào cũng đều có thể gây ra những thay đổi về khẩu vị, theo Mayo Clinic. Những sự kiện khó khăn trong cuộc sống cũng có thể khiến một số người ăn quá nhiều hoặc ăn không cảm thấy ngon miệng.
Trầm cảm
Năng lượng giảm và sự thèm ăn là phổ biến ở những người mắc trầm cảm, bao gồm rối loạn trầm cảm kéo dài, trầm cảm sau sinh, trầm cảm tâm thần và rối loạn cảm xúc theo mùa, theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ. Rối loạn lưỡng cực có thể có một tác động tương tự, theo Reader.
Bệnh sa sút trí tuệ
Những người mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác có thể quên ăn và họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý các công việc hàng ngày bao gồm mua và chuẩn bị thức ăn. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể bị trầm cảm.
Mất nước
Khi bị mất nước, bạn bị co thắt dạ dày, ảnh hưởng đến sự thèm ăn.
Bệnh tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và các tình trạng sức khoẻ khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa có thể làm giảm sự thèm ăn. Những tình trạng bệnh này gây ra buồn nôn, đau và táo bón hoặc tiêu chảy, theo Mayo Clinic.
Do đó có thể làm giảm ham muốn ăn uống. Những người mắc bệnh ruột kích thích cũng có thể bị loét miệng, có thể gây đau khi ăn.
Bình luận (0)