Tự động phát
Cá coi mắc cạn là một điều đầy bí ẩn. Thắc mắc về nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra đã khiến các nhà sinh vật biển nhức đầu nhiều năm qua. Dù chưa ai biết lý do chính xác, nhưng giới khoa học cho rằng câu trả lời có thể nằm ở tính cách của con vật.
Cá voi rất hòa đồng, cũng như cá heo - những loài thường có nguy cơ mắc cạn hàng loạt. Chúng đi thành bầy, thường đi theo một con đầu đàn và sẽ quây quần xung quanh con nào bị thương hoặc gặp nạn. Việc mắc cạn có thể là do bơi lạc hướng. Có 1 - 2 con gặp nạn, và những con còn lại theo sau.
|
Một lý thuyết khác liên quan đến trường điện từ. Cá voi hoa tiêu sử dụng sóng siêu âm tinh vi để định hướng. Bão mặt trời hoặc động đất có thể ảnh hưởng khả năng này. Một số nhà khoa học cho rằng có thể còn có liên hệ giữa siêu âm hải quân và việc cá bị mắc cạn.
Việc giải cứu rất vất vả, khó khăn và thường nguy hiểm. Cần phải có một nhóm người hợp sức đẩy mỗi con cá voi trở lại vùng nước sâu hơn khi thủy triều lên. Lực lượng cứu hộ cố gắng giữ cá voi không lật nghiêng để tránh mất phương hướng. Dây nịt và cáng thường được sử dụng, và thậm chí cả thuyền để kéo chúng ra biển. Đôi lúc, họ bất lực không thể làm gì được.
|
New Zealand và Úc là những điểm thường có hiện tượng cá lớn mắc cạn vì có nhiều đàn lớn trong các đại dương sâu xung quanh. Lần mắc cạn lớn nhất trong lịch sử được ghi lại là 1.000 con cá voi vào năm 1918, trên bờ biển của quần đảo Chatham ở Thái Bình Dương.
Cá voi hoa tiêu thường xuyên bị mắc kẹt tại Farewell Spit, một cồn cát hẹp trải dài từ Đảo Nam của New Zealand. Khoảng 600 con cá voi hoa tiêu đã dạt vào đó vào năm 2017. Cape Cod ở bang Massachusetts (Mỹ) là một điểm nóng khác. Trung bình có hơn 200 con cá voi hoặc cá heo mắc cạn mỗi năm.
Bình luận (0)