Thúc đẩy học sinh ôn tập lại kiến thức sớm hơn
Piers Steel tác giả nghiên cứu này cho biết, nếu một sự kiện càng diễn ra chậm sẽ càng làm tăng thêm sự trì hoãn hành động của học sinh. Vì vậy, kỳ thi thử là một trong những cách tốt nhất để các em học sinh bắt đầu ôn luyện lại kiến thức một cách nghiêm túc, tập trung và chăm chỉ hơn.
Ôn tập có chiến lược hơn
Một điều đáng nói trong các kỳ thi thử là học sinh không phải chịu quá nhiều áp lực về mặt phải đạt được điểm số hay thành tích cao, mà đó là cơ hội để các em tự đánh giá lại trình độ bản thân và đề ra chiến lược ôn luyện hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, khoảng cách giữa kỳ thi thử và thi thật đủ để học sinh có thể buộc bản thân phải suy nghĩ, nghiên cứu chiến lược và thực hành sửa đổi để ôn tập hiệu quả hơn.
Nâng cao kiến thức
Thay vì coi một kỳ thi thử như một sự kiện có khả năng “đe dọa”, các em học sinh nên tận dụng điều này như một cơ hội để thực hành nâng cao kiến thức và trí nhớ của bản thân. Đó không chỉ là kiến thức chuyên môn cho từng môn học, mà còn là kiến thức xử lý tình huống trong thi cử.
Phát triển kỹ năng đối phó với áp lực
Áp lực phòng thi là một trong những điều khiến học sinh lo ngại nhất. Đối với một số học sinh, áp lực là nhân tố cần thiết giúp họ làm bài tốt hơn, nhưng trong nhiều trường hợp áp lực lại dẫn đến căng thẳng thần kinh, lo âu, mất tập trung, làm sai bài. Không có cách nào để giải quyết áp lực tốt hơn là tập làm quen với nó, và những kỳ thi thử là cơ hội tuyệt vời để giúp học sinh làm điều này.
Xác định được vùng kiến thức cần chú ý
Kết quả bài thi thử là cách tốt nhất để xác định kiến thức nào mình còn thiếu xót. Khi đã xác định được học sinh sẽ có thời gian để mở đường cho việc tiếp tục ôn luyện, nghiêm túc xem xét lại, tự lên kế hoạch, chiến lược ôn thi và nhờ sự trợ giúp từ thầy cô hoặc người hướng dẫn.
Bình luận (0)