Tại sao giới khoa học quan ngại đột biến của biến thể Delta?

24/10/2021 18:06 GMT+7

Đột biến của biến thể Delta, tên chính thức là AY.4.2 (còn gọi là Delta Plus), hiện chiếm 6% số ca covid-19/" title="Covid-19 tại Anh. Nó được phát hiện vào thời điểm dịch Covid-19 đang tăng mạnh tại nước này.

Sau đây là những thông tin về AY.4.2, tính đến thời điểm hiện tại:

Đột biến mới là gì?

Tháng 5, Tổ chức Y tế thế giới liệt Delta vào nhóm “biến thể gây quan ngại”. Đến nay, biến thể này vẫn đóng vai trò chủ lực khiến dịch Covid-19 lây lan toàn cầu với tốc độ nhanh và nguy hiểm hơn.

Tuần trước, Cơ quan An ninh Y tế Anh lên tiếng cảnh báo “một dòng phụ của Delta, gọi là AY.4.2, đang bắt đầu lan rộng trong nước”. Cơ quan này đang theo dõi sát dòng phụ và phát hiện các đột biến ở protein gai (A222V và Y145H), vốn là công cụ cho phép virus Corona chủng mới xâm nhập tế bào người dễ hơn.

Reuters

Tại sao phải theo dõi AY.4.2?

AY.4.2 được phát hiện trong bối cảnh số ca Covid-19 tại Anh lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50.000 ca mới/ngày kể từ tháng 7. Điều này khiến một số người nghi ngờ nó có thể là tác nhân góp phần gieo rắc của khủng hoảng y tế đang lớn dần tại xứ sở sương mù. Nhiều chuyên gia đề nghị chính phủ quay lại các biện pháp phòng dịch như trước.

Trong tuần lễ tính từ 27.9, dòng phụ chiếm 6% trong tổng số gien được giải mã trình tự, và đang theo chiều hướng tăng dần, theo Cơ quan An ninh Y tế Anh.

Delta Plus có thể lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta hay không?

Dòng phụ được cho có năng lực lây nhiễm cao gấp 10-15% so với biến thể Delta, nhưng đến nay vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn liên quan đến năng lực truyền nhiễm và mức độ nguy hiểm của nó.

Việc tìm được AY.4.2 đóng vai trò quan trọng vì nó có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn trong nhóm chưa tiêm vắc xin.

Hiện phần lớn dân số thế giới vẫn chưa được tiêm vắc xin. Chỉ có 2,8% số dân tại các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, theo số liệu của Our World in Data. Trong khi đó, các nước phát triển đang chứng kiến ngày càng nhiều trường hợp tiêm đủ liều nhưng vẫn mắc bệnh, do hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm dần theo thời gian.

Sự xuất hiện của dòng phụ có thể càng làm suy yếu hơn vắc xin phòng Covid-19, dù đến nay vẫn chưa có báo cáo nào cho thấy AY.4.2 có năng lực chống chọi vắc xin mạnh hơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.