Tại sao hầu hết các đại học nên từ bỏ 'trò chơi' xếp hạng?

Chúng tôi có một lập luận đơn giản: các đại học trên khắp thế giới, phần nhiều sẽ không công khai thừa nhận thực tế này, là hiện nay các đại học trên thế giới đang phát ốm lên với việc xếp hạng ở một hay nhiều quốc gia hoặc thậm chí xếp hạng toàn cầu đại học. Họ nên từ bỏ ngay việc này.

Mặc dù một vài đại học có thể thành công trong việc len vào bảng xếp hạng hoặc cải thiện mức xếp hạng, điều này chả có ý nghĩa gì so với những nguồn lực họ đã bỏ ra để đạt được xếp hạng và nó cũng không tạo ra những thay đổi cơ bản về tầm nhìn, nhiệm vụ, các chương trình học thuật cần thiết trong đại học của họ. Thực tế là, hầu hết những “kết quả” đạt được từ cải thiện xếp hạng đại học là do bởi thay đổi những phương pháp đánh giá, được giới thiệu bởi nhiều hệ thống xếp hạng khác nhau, nhằm duy trì tên tuổi và thứ hạng trên truyền thông và các “tít” tiêu đề của báo chí, và theo đó, thuần túy tính thương mại và kiếm tiền.
Tham vấn của chúng tôi trong bài viết này cụ thể là cho các trường đại học và cao đẳng tầm trung ở cấp quốc gia, khu vực hay các đại học, cao đẳng cho ngành đặc thù, và các chủ thể có liên quan đến các trường cũng như các chính phủ của họ. Ngày nay, những thể chế xã hội đã tạo quá nhiều các trường đại học trên thế giới, do bởi nhu cầu được học đại học, và nhu cầu của xã hội và kinh tế cần đến những công dân được học ở bậc học cao hơn.
Trên thực tế, những nghiên cứu đã đưa ra con số sinh viên được tuyển sinh vào đại học dự đoán là sẽ tăng từ 99,4 triệu vào năm 2000 lên đến 414,2 triệu vào năm 2030, một mức tăng 416%. Để đáp ứng học tập cho số lượng sinh viên gia tăng này, đòi hỏi chúng ta phải mở 4 trường đại học cơ bản (30.000 sinh viên/trường) hàng tuần trong vòng 15 năm tới.

Những đại học sẽ là xương sống của xã hội và cộng đồng nơi nó được thành lập. Những trường này là đi theo thể chế mỏ neo, là nơi tạo động lực cho phát triển xã hội và kinh tế cho địa phương nơi họ hoạt động. Họ sẽ phát triển một vài nghiên cứu khoa học cơ bản, nhưng sẽ không có khả năng trở thành điểm nhấn ở tầm toàn cầu.
Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi ở đây cũng có thể áp dụng được cho những đại học mà họ đi theo con đường của “flagship” (đại học dẫn đầu trong một khu vực) - những đại học trực thuộc vào hệ thống chính quyền cao nhất của đất nước hay của bang nơi đại học đang vận hành. Lý do là vì xếp hạng đại học đang cản trở đại học đạt được một trong những mục tiêu chính của mình, đó là đảm bảo cho sinh viên và những người tốt nghiệp có được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thành công, để họ có thể có một cuộc đời sinh động và thỏa mãn cuộc sống thông qua quá trình tăng cường học tập suốt đời.
Xếp hạng đại học đo lường điều gì - và không đo lường điều gì
Hiện nay, có 3 hệ thống có tiếng về xếp hạng đại học toàn cầu - Academic Ranking of World Universities (tạm dịch: Xếp hạng Học Thuật Đại học Trên Thế Giới) hay gọi tắt ARWU (cũng được biết đến dưới tên gọi Shanghai Ranking), Times Higher Education hay Xếp hạng Đại học Thế Giới của Tạp chí Times (gọi tắt là THE), và Hệ Thống Xếp Hạng Đại học Thế Giới QS - các xếp hạng đại học này chủ yếu đánh giá 2 điều: hiệu quả nghiên cứu khoa học và (trừ ARWU) danh tiếng của đại học thông qua ý kiến của các đồng nghiệp, người sử dụng lao động và sinh viên.

tin liên quan

Không có trường nào ra dáng đại học
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phải nhìn nhận thực tế và thốt lên lên như vậy tại hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm qua (7.1) ở Đà Nẵng.

THE dành đến 90% và QS dành đến 70% hệ số điểm trong bảng xếp hạng để đánh giá nghiên cứu khoa học, trong khi, họ chỉ dành 33% (THE) và 50% (QS) điểm cho đánh giá danh tiếng. THE sử dụng khảo sát đánh giá danh tiếng đại học (có mục đích) để đo lượng chất lượng giảng dạy, trong khi cũng không rõ là bằng cách nào ai đó có thể đánh giá năng lực giảng dạy nếu không ở trong lớp học. Những đánh giá mang tính thiên về số lượng hoạt động quốc tế hóa giáo dục hơn là chất lượng của hoạt động quốc tế hóa, thường được phản ánh nhiều trong vị thế địa lý quốc gia mà đại học đang hoạt động tại đấy. Thụy Sĩ là một ví dụ tốt cho việc này.
U-Multirank, được phát triển bởi Liên Hiệp Châu Âu, đã sử dụng những chỉ số đo lường đại học rộng hơn, nhưng họ cũng vướng phải vấn đề là làm sao để những chỉ số đo lường đại học này được chấp nhận rộng rãi, trong khi những hệ thống xếp hạng khác, như là hệ thống xếp hạng Leiden, đang được ngày càng thu hẹp và tập trung vào phạm vi và độ phủ thôi.
Hiện cũng đang gia tăng số lượng các quốc gia và chuyên gia chuyên đo lường xếp hạng đại học, từ những xếp hạng đã được công bố thường xuyên như US News and World Report ở Mỹ, Macleans ở Canada, Der Spiegel ở Đức, Asahi Shimbun ở Nhật, cho tới những hệ thống xếp hạng MBA Toàn cầu của Financial Times (Tạp chí Tài Chính) và GreenMetric World University của Indonesia. Các mô hình xếp hạng này đánh giá những hệ thống dữ liệu khá rộng, nhưng chính họ cũng gặp phải những khó khăn trong vấn đề về phương pháp đo lường.

tin liên quan

Rào cản đại học tư phát triển
Nhiều chuyên gia đã cho rằng chính sách là nguyên nhân hàng đầu ngăn cản sự phát triển của mô hình đại học tư phi lợi nhuận.

Tại sao các trường đại học nên quên đi các bảng xếp hạng
Hiện tại có hơn 18.000 đại học trên toàn thế giới, theo như chỉ dẫn của World Higher Education Database (Dữ liệu về Đại học Toàn cầu). Tuy nhiên, chỉ có rất ít các đại học sẽ xuất hiện trong các bảng xếp hạng, bất chấp việc các đại học khác nỗ lực đến đâu và họ đã dành bao nhiêu nguồn lực cho việc tham gia vào xếp hạng đại học.
Thực tiễn là, Top 100 đại học chỉ địa diện cho 0.5% các đại học trên toàn cầu hay nói cách khác, chỉ đại diện cho 0.4% số sinh viên trên toàn cầu. Không có nghi ngờ nào về việc được xếp hạng là một niềm vui, nhưng duy trì vị trí và hơn thế nữa, nỗ lực để leo lên trong bảng thứ hạng là một việc không hề dễ. Ngày càng có nhiều mong muốn trong xếp hạng và việc thất bại trong việc có thứ hạng và lên thứ hạng luôn là một vấn đề, vì nó mang đến những công bố mang tính tiêu cực không thể tránh được.
Điều này tạo nên những cuộc cạnh tranh lên hạng ở bảng xếp hạng thực sự rất gay gắt, và những trường đã ở “chiếu trên” của bảng xếp hạng lại thường có đủ những nguồn lực, tài chính và nhân lực để thực thi tốt những nỗ lực lên hạng. Ngoài ra, những xếp hạng đại học này đã “ủng hộ” cho những đại học có thế mạnh về nghiên cứu khoa học, kỹ sư và y tế.
Những đại học mới hơn và nhỏ hơn, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, và những trường không có những chuyên ngành đặc biệt này (khoa học, kỹ sư và y tế), thường sẽ có rất ít cơ hội. Và trong khi đó, các trường thuộc Top của bảng xếp hạng cũng vẫn tiếp tục cải tiến và nâng cao vị thế xếp hạng của mình.
Theo đó, nếu không có những nguồn lực tài chính và các nguồn lực dồi dào, thực sự khá khó khăn cho các đại học cải thiện tình trạng xếp hạng của mình.

tin liên quan

11 nước nào có hệ thống trường học tốt nhất thế giới?

Phần Lan được công nhận là quốc gia có hệ thống trường học tốt nhất thế giới. Khu vực châu Á có Nhật Bản, riêng ở Đông Nam Á có đại diện duy nhất là Singapore. Bảng xếp hạng do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố.


Những bài học từ xếp hạng
Xếp hạng đại học đã có những ảnh hưởng lớn hơn mong đợi trong hoạt động của các trường và cho các chính sách phát triển đại học. Bằng chứng đo lường từ thập kỷ trước và lâu hơn đã chỉ ra việc những xếp hạng đại học đã “điều chỉnh” những nhà làm chính sách, thái độ với học thuật và phân bổ nguồn lực; những ưu tiên cho nghiên cứu và những ngành nghề ưu tiên trong thực tiễn, bao gồm cả những ấn bản cho công bố nghiên cứu có dùng tiếng Anh và các tạp chí nghiên cứu xếp hạng quốc tế, các tiêu chí tuyển dụng và nâng cấp trong đại học; cấu trúc các đại học và các hợp đồg mua bán đại học.
Ngày nay, có rất nhiều đại học có chiến lược về xếp hạng và những bộ phận nghiên cứu ở đại học để đo lường việc thực hiện xếp hạng.
Do bởi có quá nhiều nhấn mạnh về nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm từ quốc tế đã chỉ ra những khoảng cách giữa mục tiêu của đại học và những giá trị, những nỗ lực để bước vào bảng xếp hạng và - hoặc “leo lên” trong bảng xếp hạng.
Thường thì các đai học không ưu tiên những nguồn lực cho giảng dạy và sinh viên đại học, cũng như cho những chuyên ngành về nghệ thuật, con người và khoa học xã hội. Một số đại học báo cáo về những đặc biệt ưu tiên và những lợi ích thường được trao cho các “ngôi sao” nghiên cứu, thường là các giáo sư đã làm cho trường lâu năm hoặc là các giáo sư trong nước.
Một số ví dụ khác liên quan đến nỗ lực chỉ số xếp hạng là bằng cách nào đó, các đại học đã nỗ lực tập trung vào tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào của sinh viên và việc tuyển sinh ngày càng trở nên có tính chọn lọc và chỉ để nhằm thỏa mãn những chỉ số đo lường thứ hạng, như là tỷ lệ hoàn thành khóa học, có việc làm sau khi tốt nghiệp hay mức lương, đóng góp của cựu sinh viên, vân vân. Tuy nhiên, khi trường thực hiện những thay đổi này, các đại học đã có thể làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu và mục đích của trường đại học họ đang đại diện.
Một ví dụ về lên thứ hạng khác là những chi phí tài chính khủng khiếp liên quan đến những nỗ lực để có thể thay đổi dữ liệu trong yêu cầu lên hạng của các trường, và cuối cùng dẫn đến những khoản nợ lớn.

Hãy tập trung vào mục tiêu, chú không phải là thứ hạng
Những quan sát gần đây của chúng tôi đã chứng minh được sự thật rằng xếp hạng đại học đang trở nên một yếu tố “điều chỉnh” lớn trong tất cả các đại học. Trường Yale gần đây đã tuyên bố là họ không thể bỏ qua được việc xếp hạng, trong khi một đại học ở một khu vực chiến sự, cũng quan tâm đến vị trí xếp hạng đại học của mình, đã tiếp cận đến một trong hai tác giả bài viết này để hỏi ý kiến.
Trải nghiệm này không độc đáo chút nào. Vào thời điểm khi đại học đang nỗ lực khuyến khích và bảo vệ tính tự chủ học thuật của mình ra khỏi bất kỳ những can thiệp nào, thực sự rất cần lưu tâm đến những đại học đã sẵn lòng cho phép các quyết định của họ được xác lập theo một chương trình và tiêu chí được người khác thiết lập.
Danh tiếng và uy tín đã trở thành các động lực chính trong các bảng xếp hạng, thay vì theo đuổi chất lượng dạy và học và những thành tựu của sinh viên, đang ngày càng nới rộng ra những chia rẽ trong xã hội và những cách biệt trong danh tiếng. Đã có một giả thuyết về việc các chỉ số và đo lường các chỉ số trong xếp hạng đại học là một biện pháp nghiên cứu có ý nghĩa, nhưng cũng chưa có một bằng chứng nghiên cứu quốc tế nào chứng minh rằng các chỉ số đo lường xếp hạng đại học này là phương pháp đo lường có ý nghĩa thật sự.
Vấn đề thực sự là việc nỗ lực tham gia vào xếp hạng của đa số các trường hiện đang ở thứ hạng thấp hoặc trung bình có mong muốn vươn lên trong hệ thống xếp hạng quyền lực.
Với những đại học này, và cho chính phủ của họ, chúng tôi có thể chia sẻ rằng: hãy tập trung vào điều gì là cơ bản nhất với các bạn - hãy giúp đỡ số đông học sinh học và lấy được những kiến thức, với mục tiêu phát triển bền vững và có công việc phù hợp, hơn là nỗ lực để cho trường của các bạn đáp ứng được những tiêu chí được người khác, những xếp hạng đại học lập lên. Vì dù các bạn có tập trung cao độ vào mục tiêu này và dù các bạn có tiêu phí bao nhiêu nguồn lực, kết quả sẽ không khả thi một cách tương ứng.
Phillip Altbach là Giáo sư Nghiên cứu và là Giám đốc Sáng lập Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Đại học của Bosto College, Mỹ. Email: [email protected]. Ellen Hazelkorn là chuyên gia tư vấn chính sách của Higher Education Authority (Cơ quan Quản lý Đại học) (Ireland), và là Giáo sư Danh dự và Giám đốc, Trung Tâm Nguyên Cứu Chính Sách Đại học, Viện Công Nghệ Dublin, Ireland. Email: [email protected]. Những chia sẻ từ M. Yudkevich, P. Altbach và L. Rumbley, biên tập viên cho cuốn sách The Global Academic Rankings Game (xuất bản bởi Routledge 2016) và cùng với E Hazelkorn, biên tập cho cuốn sách Global Rankings and The Geopolitics of Higher Education (xuất bản bởi Routledge 2016) đã giúp chúng tôi viết bài này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.