Trong khi đó, các ngành sư phạm đang ở mức điểm chạm đáy, thậm chí từ 10 điểm đến 12 điểm. Nhiều người đang thực sự lo ngại cho nền giáo dục, vốn được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của sự phát triển đất nước, sẽ lâm vào cảnh bi đát khi “thầy không giỏi thì lấy đâu trò giỏi”!
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu nhất vẫn là, các sinh viên sư phạm ra trường đang đối mặt với nạn thất nghiệp.
Năm ngoái, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự báo rằng, đến năm 2020, cả nước sẽ thừa khoảng 70.000 cử nhân sư phạm. Vài năm trở lại đây, hầu như các tỉnh thành trên cả nước đều đóng cửa, không tuyển dụng thêm giáo viên, đặc biệt là đối với giáo viên cấp THCS và THPT. Lượng học sinh có xu hướng giảm, giáo viên đã bão hòa, thậm chí dôi dư. Trong khi đó, để đủ chỉ tiêu đào tạo, các trường sư phạm vẫn nỗ lực hết sức để chiêu sinh.
Câu hỏi đặt ra là, đào tạo ra không có việc làm thì đào tạo làm gì? Ai chịu trách nhiệm về những lãng phí tiền bạc, thời gian, cơ hội của sinh viên, của xã hội? Sư phạm lại là một ngành học đặc thù, nên sau khi tốt nghiệp, nếu không được làm giáo viên, sẽ rất khó xin vào các công việc, ngành nghề khác, trừ các công việc chân tay, lao động phổ thông!
Theo tôi, Bộ giáo dục và Đào tạo cần xem xét đánh giá lại nhu cầu thực tiễn, địa phương nào, cấp học nào, cần bao nhiêu giáo viên, sau đó giao các chỉ tiêu ít ỏi đó cho một số cơ sở đào tạo chất lượng cao để thực hiện tuyển sinh. Điểm tuyển sinh phải đủ để lựa chọn người giỏi, đồng thời là bảo đảm chắc chắn việc làm sau khi ra trường. Nên ưu tiên các học sinh đạt điểm cao ở các môn đào tạo trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, olympic… Các cơ sở còn lại nên đóng cửa, chuyển qua đào tạo các ngành nghề khác, đáp ứng với nhu cầu thực tế của xã hội.
Nếu không có giải pháp đúng đắn, tình trạng các trường sư phạm tuyển sinh lấy được, nhằm nỗ lực duy trì công ăn việc làm cho các giảng viên sẽ vẫn còn tiếp diễn. Và trong những mùa tuyển sinh tới, những học sinh có điểm thi dưới mức trung bình vẫn sẽ nộp đơn vào học với hi vọng mong manh được trở thành giáo viên, cuối cùng là hậu quả thừa thầy thiếu thợ xã hội phải gánh chịu.
tin liên quan
Nhìn từ điểm trúng tuyển các trường sư phạmGiáo dục, vì tính chất quán tính đặc biệt của nó, ảnh hưởng đến tương lai lâu dài hơn, bền bỉ hơn nhiều ngành nghề khác, nên đầu vào các ngành sư phạm luôn nhận được sự quan tâm của xã hội vào mỗi mùa tuyển sinh.
Bình luận (0)