Nhưng nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí về hàn lâm khoa học Proceedings of the National Academy of Science, phát hiện có một cách ngồi tốt cho sức khỏe, theo Daily Mail.
Nghiên cứu này đã xem xét thói quen của bộ lạc Hadza sống ở Tanzania, Đông Phi. Đây là bộ tộc cổ nhất của loài người, cho đến bây giờ vẫn sống bằng phương thức săn bắt và hái lượm.
Kết quả cho thấy, người dân bộ tộc Had Hadzas, ngoài thời gian “kiếm ăn”, họ cũng ngồi nghỉ từ 9 - 10 giờ mỗi ngày, nhưng họ hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc bệnh, giáo sư David Raichlen, nhà sinh học về tiến hóa tại Đại học Nam California (Mỹ), tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Dù có thể do hoạt động trong lúc săn bắt và hái lượm giúp họ có sức khỏe tốt hơn, nhưng sự thật là họ cũng ngồi nghỉ rất nhiều. Và việc ngồi nhiều này cũng tác động rất lớn đến sức khỏe của họ.
Thế nhưng tại sao có vẻ như việc ngồi nhiều không tác hại đến sức khỏe của họ, mà thậm chí còn có lợi?
Chỉ có điều khác biệt duy nhất là trong lúc ngồi nghỉ, họ có thói quen ngồi xổm, hoặc quỳ, chứ không ngồi bệt hoặc ngồi trên ghế như chúng ta.
Chính vì vậy, điều này dường như là chìa khóa để cải thiện sức khỏe của họ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao?
1. Ngồi xổm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Khi ngồi trên ghế hoặc ngồi bệt, các cơ ở chân và mông sẽ không hoạt động.
Tuy nhiên, khi ngồi xổm, 2 chân chống xuống đất khiến cho cơ bắp hoạt động. Giáo sư Raichlen giải thích, việc này đòi hỏi tiêu hao năng lượng nhiều hơn và cơ bắp rút chất béo trung tính triglyceride ra khỏi máu, theo Daily Mail.
Mức chất béo trung tính cao dẫn đến bệnh tim, do đó, động tác ngồi xổm làm giảm mức mỡ máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu năm 2015, được trình bày tại hội nghị của Đại học Y học Thể thao Mỹ ở San Diego (Mỹ), đã phát hiện ra rằng chỉ cần 30 phút nhón gót và nâng bắp chân đã cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Nghĩa là tư thế căng cơ bắp chân trong khi ngồi xổm có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết, theo Daily Mail.
3. Kéo dài tuổi thọ
Ngồi xổm cũng có thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở chân, giúp kéo dài tuổi thọ.
Một thử nghiệm, được công bố trên Tạp chí Tim mạch phòng ngừa châu Âu năm 2014, tiết lộ rằng những người ở độ tuổi 51 đến 80, nếu có thể đứng dậy từ tư thế ngồi xổm mà không phải vịn hoặc chống tay, sẽ có nguy cơ tử vong trong vòng 6 năm tiếp theo - thấp hơn so với những người không thể tự đứng dậy, theo Daily Mail.
Một thử nghiệm, được công bố trên Tạp chí Tim mạch phòng ngừa châu Âu năm 2014, tiết lộ rằng những người ở độ tuổi 51 đến 80, nếu có thể đứng dậy từ tư thế ngồi xổm mà không phải vịn hoặc chống tay, sẽ có nguy cơ tử vong trong vòng 6 năm tiếp theo - thấp hơn so với những người không thể tự đứng dậy, theo Daily Mail.
Có thể do nhờ có sức khỏe tốt nên họ mới đủ sức đứng dậy như vậy. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết động tác này làm tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt, góp phần mang lại sức khỏe tốt hơn.
Tư thế chính xác của ngồi xổm là ngồi xuống, gập đầu gối, mông gần như sát đất, gót chân đặt trên đất, nhà vật lý trị liệu Tim Allardyce, từ Surrey Physio ở Mitcham (Anh), giải thích.
Có thể luyện tập để cải thiện tính linh hoạt của cơ bắp dùng trong động tác ngồi xổm, bằng cách nhón gót để kéo căng bắp chân, rồi sau đó hạ gót xuống, hoặc nằm ngửa và co gối lên sát ngực và giữ trong vài giây.
Có thể luyện tập để cải thiện tính linh hoạt của cơ bắp dùng trong động tác ngồi xổm, bằng cách nhón gót để kéo căng bắp chân, rồi sau đó hạ gót xuống, hoặc nằm ngửa và co gối lên sát ngực và giữ trong vài giây.
Sau khi tập các động tác này đều đặn trong vài tuần, sẽ có thể giữ tư thế ngồi xổm trong 10 - 20 giây, tăng dần thời gian ngồi mỗi tuần, cho đến khi ngồi được 3 - 5 phút.
Lúc đầu, chỉ cần ngồi xổm theo khả năng. Sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ tăng sự linh hoạt và sức mạnh để ngồi được lâu hơn.
Nhưng nếu có vấn đề về hông hoặc đầu gối, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu trước khi tập luyện cách ngồi này, theo Daily Mail.
Thậm chí ngồi xổm khi đi vệ sinh, cũng rất tốt cho sức khỏe. Con người ngay từ khi sinh ra đã có tư thế đi vệ sinh bằng cách ngồi xổm. Tiến sĩ Megan Rossi, bác sĩ chuyên về đường ruột, từ Đại học King, London (Anh), giải thích ngồi xổm làm thẳng đoạn cuối của ruột và hậu môn, giúp việc đại tiện được trơn tru và không gặp khó khăn nào.
Mặc dù hầu hết nhà vệ sinh hiện đại không thiết kế kiểu ngồi này, tiến sĩ Rossi cho biết có thể tạo ra kiểu ngồi này, bằng cách đặt một vật cứng kê dưới chân sao cho khi ngồi, đầu gối cao hơn hông một chút. Rồi nghiêng người về phía trước và đặt cùi chỏ lên đầu gối, theo Daily Mail.
Bình luận (0)