Tại sao nổ nhà máy cung ứng, Toyota phải đóng cửa cả dây chuyền?

02/06/2016 05:30 GMT+7

Vụ nổ nhà máy sản xuất phanh khiến Toyota buộc phải tạm dừng sản xuất một số nhà máy cung ứng lân cận gây ảnh hưởng tới năng suất mục tiêu.

Vụ nổ nhà máy sản xuất phanh khiến Toyota buộc phải tạm dừng sản xuất một số nhà máy cung ứng lân cận gây ảnh hưởng tới năng suất mục tiêu.

>> Mitsubishi sẽ bán mình cho Nissan vì khủng hoảng, ai được lợi?
>> BMW tồn kho vì chạy đua doanh số với Mercedes, Audi và Lexus
>> Đầu tư 530 triệu USD, Honda VN bán gần 20 triệu xe máy, 44.000 xe hơi

Ngay sau sự cố bất đắc dĩ khiến nhiều nhà máy Toyota phải đóng cửa vì động đất cách đây ít lâu, hãng xe Nhật vừa tiếp tục xác nhận kế hoạch tạm dừng sản xuất một số nhà máy lần thứ 2 trong năm do ảnh hưởng từ vụ nổ khí ga của nhà máy cung ứng các bộ phận phanh tại tỉnh Aichi, Nhật Bản. Được biết, vụ nổ ga xảy ra vào hôm qua khiến 4 công nhân bị thương.

Dây chuyền sản xuất của Toyota phải tạm dừng khi một trong những chuỗi cung ứng gặp sự cố

Nhà máy bị nổ là nơi cung cấp các bộ phận phanh cho Toyota tại Nhật Bản. Chưa rõ phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ nhưng Toyota đã phải tạm dừng sản xuất một số dây chuyền tại nhà máy lắp ráp Takaoka bên cạnh cùng nhà máy Motomachi và ít nhất 4 nhà máy liên quan khác. Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng có thể không quá lớn vì Toyota cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu trong 1-2 ngày tới.

Tại sao một nhà máy cung ứng nhỏ có thể ảnh hưởng tới cả dây chuyền sản xuất lớn như vậy? Đó là do nhiều hãng xe chọn chiến lược chuỗi cung ứng “Just-In-Time” (JIT), một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Có thể hiểu nôm na JIT là “Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi và đúng thời điểm”. Mô hình này được triển khai rộng rãi bởi ưu điểm giảm thiểu hàng tồn kho, tránh dư thừa nhưng lại dễ làm gián đoạn toàn bộ dây chuyền sản xuất nếu một trong những bộ phận cung ứng dù chỉ nhỏ nhất bị ảnh hưởng. Rất may mắn là những sự cố tương tự như nổ ga, động đất, ngập lụt rất ít khi xảy ra.

Ưu điểm của JIT lớn hơn nhiều so với nhược điểm của nó
JIT không chỉ được áp dụng trong sản xuất nó còn bao gồm cả quá trình bán hàng với số lượng bán ra và luồng hàng điều động được phân bổ hợp lý giúp tiết kiệm chi phí lưu kho, giảm thiểu rủi ro bởi “khủng hoảng thừa”. Hệ thống này được Ford áp dụng đầu tiên trên dây chuyền lắp ráp của hãng từ năm 1930 do Henry Ford khởi xướng. Đến những năm 1970, quy trình này được hoàn thiện và Toyota là hãng xe hưởng ứng khá tích cực phương thức này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.