Khi đói bụng, chúng ta thường khó chịu hay nóng tính vì lượng đường huyết giảm. Cơ thể xử lý thực phẩm chúng ta ăn thành các axit amin, chất béo, và các loại đường đơn - glucose.
Não phụ thuộc vào đường đơn như glucose để hoạt động bình thường. Nếu đường giảm đáng kể, ta sẽ không thể thực hiện các công việc cơ bản, thậm chí có thể cảm thấy chóng mặt hoặc lo lắng, hoặc rơi vào trạng thái hỗn độn hay buồn bã.
Đó cũng là lý do tại sao, bạn có thể cảm thấy run rẩy sau một thời gian dài cơ thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Điều hòa lượng đường huyết khác nhau ở mỗi người. Sau khi luyện tập căng thẳng tại phòng tập thể dục, một số người có thể cảm thấy thư giãn, nhưng số khác có thể sẽ cảm thấy tức giận. Vì vậy, có người đói thì hung hăng hơn hoặc có người đói nhưng chỉ cáu kỉnh. Nhưng thông thường ai cũng có thay đổi sinh lý khi đói.
tin liên quan
5 thói quen xấu nhiều người hay làm sau bữa ănSau bữa ăn, không ít người mắc phải một số sai lầm đáng tiếc và không hề biết rằng chính những sai lầm này có thể mang đến những điều không hay cho sức khỏe.
Mối tương quan giữa lượng đường huyết thấp và sự tức giận rất mạnh. Trang Mental Floss dẫn một nghiên cứu năm 1984 cũng chứng minh rằng bạo lực có thể xảy ra ở những người có vấn đề về đường huyết.
Một lý do khác của cảm giác đói là cách cơ thể cố gắng chống lại lượng đường huyết thấp. Não gửi tin nhắn đến các cơ quan nhất định để cố gắng nâng khả năng chịu đói của chúng ta. Điều này kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenalin, ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.
Chính vì vậy, đừng bao giờ để bụng quá đói vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính khí của chúng ta. Để không bị cảm giác đói tấn công, nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn, chẳng hạn như các loại hạt, sữa chua, trứng...
tin liên quan
Ăn uống giờ nào tốt nhất cho sức khỏe?Lên lịch ăn uống hợp lý giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn hiệu quả và hấp thu dưỡng chất được tốt hơn.
Bình luận (0)