Các thiết bị VAR (xe, máy quay…) trị giá khoảng 8 tỉ đồng, không phải vấn đề lớn với VPF. Nhưng nhân sự vận hành VAR bị thiếu nghiêm trọng. Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) yêu cầu VFF, VPF phải bố trí đủ 100 TT để FIFA đào tạo. Nhưng Việt Nam chưa có đủ cơ số TT. Hơn nữa, thời gian qua, do vướng dịch bệnh Covid-19 nên FIFA cũng chưa thể cử nhân sự sang Việt Nam, khảo sát quá trình chuẩn bị VAR của VFF, VPF.
Còn công nghệ Goal-line (mắt diều hâu), VPF chưa thể tính đến dù biết sẽ hỗ trợ rất nhiều trong những tình huống nhạy cảm như bóng đã lăn qua vạch vôi hay chưa. Hiện có 2 loại công nghệ Goal-line được FIFA công nhận và giá cả đắt hơn VAR. Công nghệ này đòi hỏi điều kiện về sân bãi cũng như cơ sở hạ tầng phải rất tốt, kèm theo là các thiết bị đi cùng cũng phải rất chính xác. Công nghệ Goal-line không phải đơn thuần là một loại máy, mà thực ra bao gồm nhiều loại thiết bị có mục đích nhận diện và phân tích dữ liệu đường đi, vị trí của bóng so với vạch khung thành được tính để làm bàn thắng. Goal-line sử dụng 14 camera tân tiến lắp xung quanh khắp sân ở các vị trí khác nhau, hướng đều về 2 mặt khung thành của 2 đội với 7 chiếc/bên. Nhưng điều kiện tại Việt Nam cũng chưa thể áp dụng được.
Bình luận (0)