Tự động phát
Ngày 28.11, tờ The Times đưa tin, virus được hồi sinh vẫn có thể gây lây nhiễm tế bào trong phòng thí nghiệm, một ví dụ cho thấy sự nguy hiểm của cái gọi là virus “xác sống” được lưu giữ trong những vùng băng vĩnh cửu của trái đất nhưng đang bị rã đông do biến đổi khí hậu.
Virus ở Siberia, thuộc nhóm pandoravirus, chỉ lây nhiễm các sinh vật đơn bào và theo nhận định của giới chuyên gia thì vẫn chưa đe dọa con người.
Virus này bị khóa chặt bên dưới đáy hồ ở Yakutia trong khoảng 48.500 năm. Đây cũng là virus tồn tại lâu nhất từng được khoa học ghi nhận.
Các nhà khoa học đã hồi sinh virus “xác sống” 48.500 năm tuổi bị mắc kẹt trong băng vĩnh cửu |
cdc |
Trong báo cáo, giáo sư Jean-Michel Claverie của Đại học Aix-Marseille (Pháp) và đồng sự cho biết có đến 1/5 diện tích đất đai ở Bắc Bán Cầu thuộc những vùng đất đóng băng vĩnh cửu. Thế nhưng, những tầng băng vĩnh cửu đang tan rã, phóng thích vật chất sinh học vốn bị khóa chặt đến cả triệu năm.
Băng tầng vĩnh cửu cũng chứa những dòng virus và vi khuẩn vốn ngủ đông kể từ thời tiền sử. Các nhà nghiên cứu cảnh báo kể từ năm 2015 đến nay, thế giới chưa được cập nhật về sự trỗi dậy một lần nữa của các virus “xác sống” này. Theo họ, sẽ là sự sai lầm nếu cho rằng sự tái xuất của các virus “xác sống” không mang đến đe dọa cho y tế cộng đồng.
Bình luận (0)