Thương hiệu Quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại duy nhất và dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
Trong đó, doanh nghiệp là hạt nhân của chương trình, Nhà nước đứng ra bảo trợ cho sản phẩm có uy tín, giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu để người dùng trong và quốc tế biết tới.
|
Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp 6 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia, chia sẻ: “Niềm tự hào có các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia trong nhiều năm liền và là đại diện cho thương hiệu Việt nhắc nhở chúng tôi phải có trách nhiệm mang Thương hiệu Quốc gia ra thế giới".
"Trong suốt nhiều năm qua, mỗi năm chúng tôi không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm để vươn ra mạnh mẽ hơn nữa trên toàn cầu. Đó chính là mục tiêu để toàn thể cán bộ công nhân viên Tân Hiệp Phát cảm nhận được giá trị cho sự đóng góp và nỗ lực của bản thân vào sự phát triển của các sản phẩm mang thương hiệu Việt tiến ra toàn cầu”, ông Thanh cho biết.
Năm 2020 đánh dấu nhiều thay đổi đáng kể của Tân Hiệp Phát. Từ đại dịch Covid-19, doanh nghiệp này đã mạnh dạn thay đổi, áp dụng công nghệ số vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặc dù lĩnh vực hoạt động của Tân Hiệp Phát vốn là ngành nghề truyền thống.
|
Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Khối công nghệ thông tin của Tân Hiệp Phát cho biết, Covid-19 dù ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, các doanh nghiệp nhưng cũng chứa nhiều cơ hội phát triển. Trong đó, việc chuyển đổi số hóa là một trong những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp để nhanh chóng bắt nhịp được với xu hướng của thị trường và gia tăng sức cạnh tranh.
Theo ông Tuấn, phương châm chuyển đổi số của Tân Hiệp Phát là "công nghệ là nền tảng, con người là trọng tâm, trải nghiệm khách hàng là mục tiêu". Với công nghệ, doanh nghiệp sẽ giải các bài toán về sự xung đột thông tin và dữ liệu, tạo sự thuận tiện cho người dùng thông qua các đối tác chiến lược và các công nghệ nền tảng từ SAP, Amazon, Deloitte, các công nghệ xử lý dữ liệu.
|
Người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy các chiến dịch truyền thông, quảng bá các sản phẩm của Tân Hiệp Phát không chỉ còn trên các kênh truyền thống mà đã phủ rộng trên nền tảng mạng xã hội, nổi bật với hệ thống Mega1 cùng với đối tác Yeah1.
Chuyển đổi số không chỉ là cách thức truyền thông, mà thực tế nhất phải là hiệu quả công việc, tương tác giữa doanh nghiệp, công nhân viên, đối tác mà còn cả gắn kết và tối ưu trải nghiệp của khách hàng. Các ứng dụng công nghệ giúp cho việc tự động và cắt bớt các quy trình trùng lắp trong tổ chức, tăng mức độ kiểm soát thông qua công nghệ đang tạo ra một sự đột phá tại Tân Hiệp Phát.
|
"Chúng tôi đang hướng tới một mô hình chuỗi giá trị gia tăng khi khách hàng và cộng đồng bên ngoài sẽ là đối tượng cuối cùng nhận được giá trị cuối cùng lớn nhất. Chính vì điều này mà mỗi khối phòng ban luôn phải có sự cải tiến dịch vụ không ngừng để tạo nhiều giá trị cho khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài", ông Tuấn cho biết.
“Thay đổi để phát triển”, đây chính là một trong những lý do trọng tâm buộc các doanh nghiệp luôn phải bắt kịp với xu thế chuyển đối số hóa. Đặc biệt khi Việt Nam mới ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại quan trọng như RCEP, CPTPP và gần nhất là EVFTA khiến việc chuyển đổi số để thích nghi và phát triển trở thành yêu cầu cấp thiết.
Tại Tân Hiệp Phát, cùng với việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số triệt để trong mọi hoạt động, áp dụng và thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn toàn cầu đã giúp các sản phẩm của Tân Hiệp Phát không chỉ có lần thứ 6 liên tiếp được công nhân là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam mà còn vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa khắt khe để tiến vào thị trường toàn cầu bằng việc xuất khẩu gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Hàn Quốc, Singapore...
Bình luận (0)