Diện tích tảng băng này được ước tính vào khoảng 700 km2, gần bằng đảo quốc Singapore và lớn gấp đôi thành phố Atlanta của Mỹ.
|
“Một tảng băng với kích cỡ như vậy có thể tồn tại cả năm hoặc lâu hơn và nó có thể sẽ xuất hiện tại vùng biển Nam Đại Dương”, ông Robert Marsh, một nhà khoa học tại Trường đại học Southampton (Anh) cho hay.
Ông Marsh hiện là thành viên của nhóm các nhà khoa học được cấp một nguồn ngân sách khẩn cấp để theo dõi tảng băng này, cũng như dự đoán đường đi của nó để tàu thuyền có thể né tránh.
Bằng những hình ảnh có được từ vệ tinh TerraSAR-X của Đức, các nhà nghiên cứu tại Học viện Alfred Wegener (Đức) cũng đã thông báo hồi tháng 7 rằng tảng băng khổng lồ này đã tách khỏi Đảo băng Pine thuộc Nam Cực.
Trước đó, tảng băng này được giữ nằm yên gần đảo băng nhờ một vùng băng rộng lớn, nhưng khi mùa đông tại Nam Cực kết thúc, một số mặt băng tan chảy, mở đường cho tảng băng trôi về phía Nam Đại Dương.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết đây sẽ là lần đầu tiên họ theo dõi một tảng băng có kích thước khổng lồ như vậy và có thể đây là hậu quả của việc Trái đất ấm dần lên.
Hoàng Uy
>> Nam Cực xuất hiện tảng băng trôi khổng lồ
>> Cứu sống hàng trăm người mắc kẹt trên băng trôi
>> Nước sạch từ băng trôi
>> Diện tích băng trôi giảm không ngừng
Bình luận (0)