Đó là những lưu ý chính sách trong “Báo cáo kinh tế Việt Nam quý 1.2017” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố chiều nay, 10.4.
Theo VEPR, hầu hết các ngành công nghiệp trong quý 1.2017 suy giảm một cách bất thường khiến tình hình tăng trưởng của Việt Nam không đạt được như kỳ vọng. Giá trị GDP ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung. Trong quý 1, do tính thời vụ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ông lớn này khiến GDP quý 1 chỉ đạt 5,1% (thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây).
Tương tự, thương mại tăng trưởng cao nhưng xuất khẩu vẫn chưa phục hồi thực sự về lượng. Đặc biệt, khuynh hướng tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục giảm xuống chỉ còn 28%/năm. Điều này cho thấy khu vực sản xuất trong nước ngày càng trở nên yếu thế hơn trong quá trình hội nhập quốc tế đang mở rộng. Bên cạnh đó, nền công nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh và có khuynh hướng thu hẹp, thể hiện sự thất bại trong hội nhập vào thị trường thế giới.
tin liên quan
Kinh doanh vỉa hè đóng góp khoảng 13% GDPVẫn theo VEPR, Trung Quốc hiện đã vượt các nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông để trở thành nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam trong quý 1. Theo đó, Trung Quốc có 66 dự án đăng ký mới và bổ sung vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 0,82 tỉ USD. Như vậy, chỉ trong 3 tháng, lượng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã xấp xỉ bằng một nửa so với lượng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước này trong cả năm 2016 (trị giá 1,88 tỉ USD).
Thị trường hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc có xu hướng tăng mạnh, trong quý 1, Việt Nam nhập 9,3 tỉ USD hàng hoá từ xứ sở kim chi. Tuy nhiên, Trung Quốc mới là quốc gia Việt Nam nhập nhiều nhất, lên tới 11,9 tỉ USD, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Bình luận (0)