Phiên thảo luận về dự án bộ luật Lao động sửa đổi có lẽ là phiên thảo luận về một dự án luật sôi nổi nhất kể từ đầu kỳ họp thứ 7 trong 2 tuần vừa qua khi có tới hơn 70 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đăng ký phát biểu. Và mặc dù chỉ có chưa tới 1/3 số ĐB đăng ký phát biểu và tranh luận trực tiếp tại hội trường cũng đủ cho thấy, ý kiến về các đề xuất của dự thảo vẫn rất khác nhau.
Nhiều công nhân cả chục năm không về thăm gia đình
|
“Đề nghị QH nên bàn theo hướng đưa chính sách gì vào bộ luật Lao động này để cải thiện thu nhập người lao động (NLĐ) mà họ có thời gian để nghỉ ngơi. Có nhiều công nhân cả chục năm không về thăm gia đình được, con cái phải gửi về quê để ông bà, cha mẹ nuôi. Có chuyện gì xót xa hơn như vậy”, ĐB TP.HCM đề nghị. Nhiều ĐB phát biểu sau đó bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của ĐB Tâm và đề nghị không tăng giờ làm thêm tối đa như dự thảo.
Trong khi đó, có quan điểm ngược lại, ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), lại cho rằng phần lớn NLĐ không mong muốn tăng giờ làm thêm, song một bộ phận đồng ý tăng giờ làm thêm để tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, thực tế nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN) lao động đã phải làm thêm và vượt giờ làm thêm rất nhiều. Nhiều ĐB bày tỏ đồng ý tăng giờ làm thêm, song đề nghị cơ quan soạn thảo quy định chặt chẽ về việc trả lương lũy tiến trong khung giờ làm thêm cũng như giới hạn việc tăng giờ làm thêm vào một số DN, ngành nghề chủ yếu và trong một thời điểm nhất định đồng thời phải trình QH danh mục cụ thể để thuyết phục NLĐ.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, cho biết quy định tăng số giờ làm thêm tối đa chỉ được đề xuất áp dụng đối với một số ít ngành nghề và ở những thời điểm nhất định và không áp dụng ở khu vực công. Đối với các đề xuất về vấn đề tính lương, ông Dung hứa sẽ tiếp thu để nghiên cứu các phương án, song lưu ý 97% DN VN hiện nay là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên chính sách cần phải vừa đảm bảo quyền lợi của NLĐ vừa phải đảm bảo cho DN phát triển.
tin liên quan
Tăng tuổi hưu, vì sao nhiều người không muốn ?Cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề tăng tuổi hưu
Vấn đề tăng tuổi hưu lên 60 đối với nữ và 62 đối với nam trong dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi cũng nhận được nhiều ý kiến tranh luận của các ĐBQH. Nhiều ĐB bày tỏ sự đồng tình với đề xuất tăng tuổi hưu cũng như lộ trình tăng tuổi hưu mà dự thảo đưa ra. ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Bắc Giang) cho biết qua nắm bắt dư luận xã hội, còn có nhiều người chưa thực sự đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, bà cho rằng việc điều chỉnh này là cần thiết. “Tuổi nghỉ hưu hiện tại đã được quy định cách đây gần
60 năm, đến nay tất cả các điều kiện về KT-XH, điều kiện lao động, sức khỏe, tuổi thọ bình quân, về yêu cầu phát triển đất nước đã thay đổi nhiều nên tăng tuổi nghỉ hưu đã chín muồi”, ĐB Hà nói.
Trong khi đó, nhiều ĐB đề nghị tăng tuổi hưu là vấn đề nhạy cảm, cần phải tính toán kỹ lưỡng. ĐB Trương Phi Hùng (Long An), nói: “Hằng năm nước ta có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, đó là đội ngũ trẻ, khỏe, đủ năng lực, và là nguồn nhân lực có chất lượng. Nếu chúng ta áp dụng ngay quy định tăng tuổi nghỉ hưu, rõ ràng có một phần cản trở lực lượng lao động trẻ”.
ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) cho biết nhiều cử tri và ĐBQH rất băn khoăn với đề xuất này và đề nghị nên sửa theo hướng quy định quyền được nghỉ hưu ở các độ tuổi khác nhau đối với từng ngành nghề cụ thể và có thể quy định cụ thể trong luật này hay trong các luật chuyên ngành khác.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu lần này là hết sức nhạy cảm, các nước trên thế giới khi tăng tuổi nghỉ hưu đều gặp sự phản ứng của NLĐ. Thực tế NLĐ VN, đặc biệt là các DN đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Vì vậy cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, không gây sự phản ứng, mất đồng thuận với NLĐ.
“Điều quan trọng nhất trong tăng tuổi nghỉ hưu là tạo cơ sở, niềm tin, sự chia sẻ và ủng hộ của NLĐ khi luật ban hành”, ĐB Phương nói.
Rút đề xuất lấy ngày thương binh liệt sĩ 27.7 làm ngày nghỉ lễĐề xuất lấy ngày thương binh liệt sĩ 27.7 làm ngày nghỉ lễ của dự thảo cũng không nhận được sự đồng tình của nhiều ĐB tại phiên thảo luận ngày 12.6. ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhìn nhận đề xuất này “nghe qua có vẻ rất hay nhưng nghĩ lại thì không ổn”. Theo ĐB Trí, ngày 27.7 đã in sâu trong ký ức, trí nhớ của người dân VN là ngày thương binh liệt sĩ, nên nếu đổi tên là ngày tri ân chung chung thì sẽ ảnh hưởng tới việc tri ân cụ thể, thiết thực đối với các thương binh liệt sĩ, dễ dẫn đến tri ân sai đối tượng. “Ở đất nước tốn rất nhiều xương máu mới có độc lập tự do như chúng ta, xin để ngày 27.7 là ngày thương binh liệt sĩ”, ĐB Trí nói. Giải trình sau đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Chính phủ chính thức xin rút đề xuất này khỏi dự thảo luật.
Lê Hiệp
|
Bình luận (0)