Tạo nên cái đẹp làm lay động thế giới

21/07/2023 07:30 GMT+7

Tổng giám đốc L'Oréal Việt Nam Benjamin Rachow luôn tràn trề năng lượng cho những dự án cộng đồng ở Việt Nam. Với anh, sự tồn tại của ngành làm đẹp là tạo nên cái đẹp ý nghĩa qua những chương trình mang đến tác động tích cực cho môi trường và xã hội như lẽ tự nhiên vốn có kể từ ngày đầu sáng lập của tập đoàn hàng đầu thế giới trong ngành làm đẹp toàn cầu này.

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu trong xã hội

Tạo nên cái đẹp làm lay động thế giới - Ảnh 2.

Tổng giám đốc L'Oréal Việt Nam Benjamin Rachow

Nhu cầu về làm đẹp đã tồn tại từ khi bắt đầu lịch sử của nhân loại. Cái đẹp luôn là niềm khát khao của con người vượt qua mọi thời gian, không gian, sắc tộc và văn hóa. Với L'Oreal, cái đẹp không chỉ là vẻ ngoài ưa nhìn mà nó còn mang lại cho mỗi người sự tự tin, giúp cải thiện các mối quan hệ xã hội. L'Oreal cũng là tập đoàn với 36 thương hiệu danh tiếng quốc tế tồn tại hơn một thế kỷ nay chỉ cống hiến cho một sứ mệnh duy nhất: tạo ra cái đẹp làm lay động thế giới.

Dự án trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong chuỗi hành động ứng phó biến đổi khí hậu được L'Oréal Việt Nam kiên trì theo đuổi từ năm 2010 và đến nay tới lượt ông Rachow chỉ huy trên vai trò Tổng giám đốc. Đối với người yêu quý thiên nhiên, trân trọng cái đẹp và sự sống như ông Rachow, đây quả thật là điều không thể nào tuyệt vời hơn. "Tôi có thể vừa theo đuổi đam mê làm đẹp cho mọi người, vừa góp phần chia sẻ trách nhiệm bảo vệ hành tinh chúng ta. Đối với bản thân tôi và đội ngũ của L'Oréal, cái đẹp đáng theo đuổi nhất là cái đẹp đủ sức "lay động" thế giới. Đó là tôn chỉ hành động, "cú hích" êm ái thúc giục chúng tôi mỗi ngày hăm hở đến sở làm. Cùng với nhau, chúng tôi ước mong mang đến những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng và xã hội", ông chia sẻ.

Tạo nên cái đẹp làm lay động thế giới - Ảnh 3.

Công nghệ trong ngành làm đẹp đang tạo nên những cải tiến vì môi trường và xã hội

Năm 2022, L'Oreal ra mắt vòi hoa sen Tiết kiệm nước, được thiết kế với sự hợp tác của công ty khởi nghiệp Gjosa của Thụy Sĩ. Thiết bị này có thể giảm tới 69% lượng nước sử dụng so với mức trung bình của các salon tóc nhờ công nghệ "phản lực tổng hợp", giúp giảm kích thước của các giọt nước mà không ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm gội xả tóc. Được triển khai tại các salon tóc khách hàng của L'Oréal, cải tiến này đã giúp các nhà tạo mẫu tóc giảm đáng kể lượng nước sử dụng cũng như năng lượng sử dụng để làm nước nóng. Về vấn đề rác nhựa, hiện hơn 50% số bao bì nhựa của L'Oréal được làm từ nguyên liệu tái chế, giữ lại cho hành tinh hàng trăm ngàn tấn nhựa nguyên sinh hằng năm. Đến năm 2025, tập đoàn đặt mục tiêu 100% số bao bì mỹ phẩm sẽ được sử dụng cho "nạp lại" và tái sử dụng. Tại Việt Nam, đội ngũ do ông Rachow dẫn đầu đã tạo nên những thay đổi tiên phong trong thương mại điện tử xanh với bưu kiện sử dụng bằng vật liệu thân thiện môi trường, áp dụng tại toàn bộ các cửa hàng và trên những nền tảng thương mại điện tử của các đối tác.

Ông Rachow đề cập một thực tế ít người lưu ý: Tập đoàn L'Oréal từ năm 1989 đã phản đối việc dùng động vật để thử nghiệm sản phẩm, sớm hơn 14 năm trước khi châu Âu ban hành luật chấm dứt việc sử dụng động vật trong các nghiên cứu và thử nghiệm. Với việc phát minh thành công da nhân tạo, L'Oréal đã giúp loại trừ hoạt động thử nghiệm trên động vật và mở ra cánh cửa mới trong việc đánh giá và thẩm định mỹ phẩm. Nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu khoa học và thực thi tinh thần tôn trọng giới hạn của hành tinh đã cho phép L'Oréal đạt được thành tựu đáng nể: 92 % nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên và xuất phát từ nguồn cung cấp bền vững. Cũng trong năm 2025, toàn bộ văn phòng và nhà máy sản xuất của L'Oréal trên toàn cầu đều phải đạt mức phát thải ròng bằng zero.

Cỗ máy "in" bằng sáng chế và sáng kiến

Tập đoàn L'Oréal cũng đi đầu trong hoạt động nghiên cứu và sáng chế. Trước khi công bố một sản phẩm ra thị trường, đội ngũ khoa học gia của tập đoàn trung bình "trằn trọc" thực hiện khoảng 100 lần kiểm tra chất lượng. Với ngân sách vượt 1 tỉ euro, hơn 4.000 nhà khoa học của L'Oréal miệt mài sáng tạo và mỗi năm mang về khoảng 500 bằng sáng chế liên quan đến những hoạt chất mang đến cho các dòng mỹ phẩm hiệu quả cao nhất và an toàn nhất cho người tiêu dùng.

Nhờ vào bề dày nghiên cứu kéo dài nhiều thập niên liên tiếp, các nhà khoa học của L'Oréal phát hiện "cái đẹp của tương lai phải bắt nguồn từ tự nhiên". Cụ thể, ông Rachow cho biết hiện có đến 61% thành phần nguyên liệu có nguồn gốc sinh học. Đến năm 2030, L'Oréal đặt mục tiêu 95% thành phần nguyên liệu sẽ được tái tạo, có nguồn gốc từ những khoáng chất dồi dào trong tự nhiên, hoặc thông qua các quy trình xử lý khép kín không gây thất thoát tài nguyên.

Tạo nên cái đẹp làm lay động thế giới - Ảnh 4.

Năm 2008, L'Oréal gia nhập thị trường Việt Nam, và từ đó đến nay gửi gắm hàng triệu mỹ phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm xuất sắc nhất đến từ Lancôme, Kiehl's, Yves Saint Laurent, Shu Uemura, Kérastase, L'Oreal Professionnel, Skin Ceuticals, La Roche-Posay, Vichy, CeraVe, L'Oreal Paris, Garnier và Maybelline. Và chỉ trong vòng một năm đến Việt Nam, L'Oréal là nơi đầu tiên khai sinh Chương trình "L'Oreal Làm đẹp để sống - Sống để làm đẹp", mang đến cơ hội học tập kỹ năng và làm việc trong ngành tóc cho những phụ nữ yếu thế trên cả nước. Sáng kiến từ Việt Nam hiện lan tỏa khắp nơi trên thế giới, mang đến sự hỗ trợ quý báu cho những cảnh đời cơ cực ở mọi ngóc ngách của địa cầu.

Trong năm 2022, L'Oréal Việt Nam triển khai sáng kiến tổ chức chương trình nâng cao kỹ năng cho các tiệm tóc nhỏ, kế đến là sáng kiến đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho tất cả phụ nữ trong kỷ nguyên của thương mại điện tử. Và vào thời điểm Việt Nam đã trở thành thị trường chiến lược tại khu vực, L'Oréal Việt Nam tiếp tục mang đến sáng kiến hỗ trợ bệnh nhân ung thư chăm sóc da bị tổn thương sau thời gian sử dụng hóa trị, xạ trị.

Tạo nên cái đẹp làm lay động thế giới - Ảnh 5.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.