Các chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) đã trộn lẫn hai dạng tế bào gốc ở chuột và đặt chúng vào khung 3D. Sau 4 ngày chăm sóc trong bể hóa chất được tái tạo như môi trường trong dạ con, các tế bào hình thành cấu trúc của một bào thai chuột sống. Đột phá này được mô tả là “kiệt tác” của lĩnh vực kỹ sinh, theo đó dần dần cho phép giới khoa học nuôi phôi người nhân tạo trong phòng thí nghiệm mà không cần đến trứng hoặc tinh trùng. Khả năng nuôi dưỡng được phôi người có thể giúp giới chuyên gia nghiên cứu những giai đoạn vô cùng sơ khai của sự sống nhân loại, để họ có thể hiểu rõ tại sao nhiều trường hợp thai nghén bị sảy, theo báo cáo trên chuyên san Science.
Hiện giới khoa học có thể triển khai những cuộc thí nghiệm dựa trên các phôi còn thừa lại sau những đợt điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, phôi từ nguồn cung cấp này thường xuyên thiếu hụt và phải bị tiêu hủy sau 14 ngày. Do vậy, các chuyên gia vô cùng hoan hỉ trước thông tin sắp có thể tạo ra nguồn phôi người nhân tạo vô hạn trong phòng thí nghiệm, vì họ cho rằng việc này có thể đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu trong khi loại bỏ được một số rào cản về mặt đạo đức.
tin liên quan
Lần đầu tiên TP.HCM công bố Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh* Bảng xếp hạng chất lượng các bệnh viện
Quy trình báo động đỏ cứu sống các bệnh nhi bị đâm xuyên não, đâm thủng tim phổi,... của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận giải nhất Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh.
“Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận mới có thể tái tạo phần lớn những sự kiện trong quá trình phát triển diễn ra trước mốc 14 ngày bằng liệu pháp tế bào gốc tương tự cách dùng tế bào gốc ở chuột”, theo tờ The Telegraph UK dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu là Giáo sư Magdalena Zernicka-Goetz. “Chúng tôi vô cùng lạc quan khi nói rằng điều này sẽ cho phép nghiên cứu những mốc sự kiện quan trọng trong giai đoạn phát triển then chốt của cơ thể người mà không cần phải tiến hành trên phôi IVF thực thụ”, theo Giáo sư Magdalena Zernicka-Goetz.
Các phôi được tạo ra bằng cách sử dụng những tế bào gốc đã được thiết kế gien kết hợp với các tế bào gốc nguyên bào nuôi phôi bổ sung (TSC), đóng vai trò tạo nhau thai trong quá trình thai nghén bình thường. Các nỗ lực trước đó để nuôi dưỡng phôi chỉ sử dụng một dạng tế bào gốc đã không thành công vì các tế bào không thể ráp vào đúng vị trí. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia phát hiện khi họ bổ sung dạng tế bào gốc “nhau” thứ hai, mọi thứ diễn ra suôn sẻ và chính xác. Cùng với nhau, chúng dần dần hòa lại thành một cấu trúc phôi, với hai cụm tế bào riêng biệt ở hai đầu, tạo ra hốc ở giữa cho phép phôi thai có thể tiếp tục phát triển. Phôi không trở thành chuột hoàn chỉnh vì thiếu tế bào gốc hình thành túi noãn.
tin liên quan
Điều trị thành công ca bệnh lạ lần đầu tiên gặp ở Việt NamBệnh nhân khi bước qua tuổi 51 tự nhiên bị gãy xương liên tiếp nhiều nơi trong suốt… 3 năm, được chữa hết trong… 3 tháng. Ca bệnh lần đầu tiên được ghi nhận trong y văn Việt Nam, chẩn đoán và điều trị thành công.
Hiện tại, Anh dẫn đầu cuộc nghiên cứu về khả năng sinh sản, và hồi năm ngoái một nhóm các chuyên gia của Viện Francis Crick Institute đã được cấp phép chỉnh sửa phôi người, đánh dấu lần đầu tiên một quy trình như vậy được giới hữu trách thông qua trên thế giới.
Tuy nhiên, các công trình trên cũng thu hút nhiều sự quan ngại về khía cạnh đạo đức về sự thiêng liêng của sự sống nhân loại, và liệu phôi người có nên bị chỉnh sửa hoặc thậm chí được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Dù vậy, cộng đồng khoa học toàn cầu đã chào đón kết quả nghiên cứu của Đại học Cambrige, vốn đánh giá đây là một đột phá vô cùng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu phôi người.
tin liên quan
Biện pháp đơn giản để giảm rủi ro mắc bệnh ung thưHiện nay, y học khẳng định ung thư là bệnh có thể phòng ngừa. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa có thể giảm rủi ro mắc bệnh ung thư đến 30-40%.
Bình luận (0)