Tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam
18/01/2018 07:30 GMT+7
Tại hội thảo về quan hệ Việt - Mỹ, giới chức ngoại giao và học giả Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ của khía cạnh an ninh - quốc phòng trong quan hệ song phương.
Tự động phát
Hội thảo “Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump” được tổ chức tại TP.HCM ngày 17.1, với sự chủ trì của Đại học Fulbright Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS, trụ sở tại Washington D.C).
Tại hội thảo, các nhà ngoại giao, chuyên gia và học giả hàng đầu về quan hệ Việt - Mỹ đã chia sẻ những góc nhìn đa chiều về quan hệ song phương trong bối cảnh mới.
Các vấn đề được thảo luận bao gồm những xu hướng và nhân tố định hình khuôn khổ quan hệ hai nước dưới thời Tổng thống Trump, chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh chính là quan hệ chính trị - an ninh, thương mại và đầu tư, quan hệ giao lưu nhân dân.
Bước tiến mới trong hợp tác an ninh - quốc phòng
tin liên quan
Ba tàu sân bay Mỹ tập trận sát Triều TiênTrước đó, trong tuyên bố chung Việt - Mỹ nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Trump đến Việt Nam vào tháng 11.2017, lãnh đạo hai nước đã hoan nghênh kế hoạch về việc một tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên thăm một cảng của Việt Nam trong năm 2018.
|
Nâng tầm “địa chiến lược”
Tinh thần chung của cả hội thảo là hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về triển vọng hợp tác song phương trong năm 2018. Giải thích cho xu hướng trên, TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đang chứng tỏ nguồn lực cho phép tham gia tốt hơn công tác đối ngoại, và đóng vai trò lớn hơn trong các sự vụ quốc tế vốn đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Sự kết hợp của hai yếu tố này đã nâng quan hệ Việt Nam - Mỹ vượt qua tầm song phương và ngày càng có tính chất khu vực hơn. Từ đó, chất “địa chiến lược” trong quan hệ hai nước tăng mạnh dựa trên những động thái phát triển rất mới trong xu thế của khu vực.
|
Trong khi đó, ông Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao Chương trình Đông Nam Á của CSIS, nhận định đây là thời điểm tốt để đánh giá quan hệ hai nước sau một năm “khởi động” dưới thời Tổng thống Trump. Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước tích cực kết nối quan hệ với chính quyền mới ở Washington. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Mỹ sau khi ông Trump nhậm chức và Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên đón Tổng thống Trump vào tháng 11 năm ngoái.
tin liên quan
Tàu sân bay Mỹ tấp nập đến châu Á đón Tổng thống Donald Trump
Cách nhìn mới về Biển Đông
Phát biểu tại hội thảo, TS Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế ĐH KHXH-NV TP.HCM, đưa ra một góc nhìn mới về vấn đề Biển Đông. Theo ông, tình hình Biển Đông không phải là những gì đang thể hiện trên bề mặt. Nhìn chung, tình hình Biển Đông trong năm qua khá yên ả, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Biển Đông hết nóng, mà nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, hay theo giới phân tích đây là một tình trạng mới (new normal) trong tranh chấp.
TS Vũ cũng đề cập đến sự xuất hiện khái niệm mới đang được tranh luận trong thời gian qua, đó là sức mạnh sắc bén (sharp power) dựa trên công cụ kinh tế và thông tin để tạo ảnh hưởng đến tình hình chính trị, nội bộ và chính sách đối ngoại của quốc gia khác. Nếu nhìn Biển Đông thông qua lăng kính mới, cộng thêm việc phân tích những diễn biến gần đây, quan hệ Trung Quốc - ASEAN đang xuất hiện dạng sức mạnh này theo hướng dồn dập.
|
Bình luận (0)