Tờ The Guardian (Anh) từng nhận định Tây Ban Nha trở thành nơi “vui vẻ” với gái bán dâm dễ dàng nhất châu Âu và mại dâm được xem là “hoạt động giải trí tại xứ sở bò tót”.
Doanh thu “sung sướng” lên đến 25 tỉ USD/năm
Nhận định mại dâm là ngành kinh doanh có doanh thu “khủng” ở Tây Ban Nha sẽ là một cách nói phiến diện nhưng đất nước này được mệnh danh “nhà thổ” của châu Âu. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc từng trích dẫn Tây Ban Nha là “thủ phủ mại dâm” lớn thứ ba thế giới, sau Thái Lan và Puerto Rico. Các ước tính gần đây đưa doanh thu từ hoạt động mại dâm của Tây Ban Nha lên mức 26,5 tỉ USD/năm, với hàng ngàn nhà thổ được cấp phép, lực lượng lao động tình dục ước tính khoảng 300.000 người.
Cảnh sát chống buôn người nói chuyện với một phụ nữ ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha |
THE GUARDIAN |
Tuy nhiên, thị trường có lợi nhuận khổng lồ, phần lớn không được kiểm soát này cũng đầy rẫy tội phạm, biến Tây Ban Nha thành một trung tâm toàn cầu cho nạn buôn người và nô lệ tình dục. Giờ đây, chính phủ Tây Ban Nha ước tính rằng 90% phụ nữ hành nghề mại dâm có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoặc chịu sự kiểm soát của một bên khác - chẳng hạn như ma cô - đang trục lợi từ họ. Từ năm 2012-2016, lực lượng an ninh Tây Ban Nha đã giải cứu 5.695 người khỏi “chế độ nô lệ tình dục” nhưng thừa nhận rằng hàng ngàn người khác vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bọn tội phạm.
Theo The Guardian, một cuộc khảo sát cách đây hàng thập kỷ cho thấy 78% người Tây Ban Nha coi mại dâm là điều tất yếu trong xã hội hiện đại. Và nhu cầu là rất lớn: một cuộc khảo sát khác, cho thấy gần 40% đàn ông Tây Ban Nha trên 18 tuổi đã trả tiền cho quan hệ tình dục ít nhất một lần trong đời. Hiện “cơ cấu mua dâm” của đàn ông xứ này cũng dần thay đổi. Trước đây, phần lớn người mua dâm là đàn ông lớn tuổi lén lút trốn khỏi gia đình của họ. Bây giờ, người mua dâm ngày càng trẻ hóa. “Tây Ban Nha có một thế hệ thanh niên lớn lên tin rằng họ có quyền làm bất cứ điều gì đối với cơ thể phụ nữ nếu họ đã trả tiền cho việc đó và họ không phải lo lắng về hậu quả”, tờ The Guardian trích đăng ý kiến của Rocío Mora, đồng sáng lập kiêm giám đốc của APRAMP (Tổ chức phòng ngừa, chăm sóc phụ nữ, hỗ trợ những người bị bóc lột tình dục, cưỡng ép mại dâm tái hòa nhập xã hội ở Tây Ban Nha).
Hầu hết phụ nữ bán dâm ở Tây Ban Nha là người nước ngoài. APRAMP làm việc với những phụ nữ này thuộc 53 quốc tịch khác nhau. “Các băng nhóm ngày càng tinh vi và tàn nhẫn hơn. Họ không còn cần những gã "bặm trợn" bảo kê trên đường phố, bởi vì họ đang kiểm soát phụ nữ thông qua nợ nần, nỗi sợ hãi và cả tâm lý. Đây là điều khiến cho việc chiến đấu với loại tội phạm này trở nên khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì nhiều nạn nhân không hề thấy rằng họ có lối thoát”, Mora nhận định.
Các phóng viên của The Guardian đã tham gia cùng một đơn vị cảnh sát chìm tiến hành kiểm tra các câu lạc bộ tư nhân ở Barrio de Salamanca, một trong những khu phố cao cấp nhất của thủ đô Madrid. Mặc dù cảnh sát đều tham gia khóa huấn luyện chống buôn người, nhưng công việc chính của họ chỉ giới hạn ở việc kiểm tra giấy tờ tùy thân và đưa bất kỳ phụ nữ nào bị phát hiện làm việc bất hợp pháp đến đồn cảnh sát.
Các cô gái tại một quán bar ở Tây Ban Nha |
THE GUARDIAN |
Vào thời điểm họ bước vào, nhạc đã tắt, câu lạc bộ khá vắng vẻ ngoài bốn phụ nữ ngồi im lặng trên ghế quầy bar, tay nắm chặt thẻ ID, một người quản lý đang lau kính sau quầy. Không ai trong số họ là người Tây Ban Nha. Tất cả phụ nữ xuất hiện ở đây bằng visa du học và lắc đầu khi cảnh sát trưởng hỏi họ có cần giúp đỡ gì không. Không có bằng chứng nào cho thấy những phụ nữ này là nạn nhân của nạn buôn người, nhưng có vẻ thật nực cười khi mong đợi ai đó sẽ tiết lộ bất cứ điều gì trong môi trường này.
“Thường thì các vụ án có tổ chức và xuyên quốc gia, liên quan đến việc chuyển số tiền rất lớn. Chúng thuộc loại tội phạm phức tạp, rất khó để triệt hạ”, theo nhận định của cảnh sát. Luật pháp Tây Ban Nha quy định cần bằng chứng về việc sử dụng bạo lực và đe dọa cực độ để truy tố các trường hợp ma cô ép buộc bán dâm.
Những nghệ sĩ tiêu tan sự nghiệp vì scandal cưỡng dâm ở nước ngoài |
Du lịch tình dục nở rộ ở châu Âu
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO) định nghĩa du lịch tình dục là “các chuyến đi được tổ chức từ bên trong lĩnh vực du lịch hoặc từ bên ngoài lĩnh vực này nhưng sử dụng cấu trúc và mạng lưới của nó, với mục đích chính thực hiện mối quan hệ tình dục thương mại của khách du lịch với cư dân tại điểm đến”. Thông thường, du lịch tình dục chủ yếu quan hệ với gái mại dâm.
Một gái bán dâm “nghỉ giữa hiệp” ở Tây Ban Nha |
THE GUARDIAN |
96% khách du lịch quan hệ tình dục là nam giới, 75% da trắng, đã kết hôn và họ thường có con, được coi là những người cha tốt. Họ cho rằng tiền có thể mua được bất cứ thứ gì.
Ở một số nước thuộc thế giới thứ ba, không ít khách du lịch đã quan hệ tình dục với trẻ em. Loại khách hàng này được coi là những kẻ ấu dâm. Trẻ em làm hài lòng những khách hàng hư hỏng hoặc những khách hàng sợ mắc bệnh liên quan đến tình dục. Trẻ em gái được chọn để chắc chắn rằng chúng vẫn còn trinh. Mạng lưới Mafia được hình thành trên toàn thế giới, bắt cóc trẻ em để làm gái mại dâm hoặc cô lập chúng và sử dụng chúng cho mục đích khiêu dâm. Những đứa trẻ này thường bị hãm hiếp, bỏ đói, đánh đập, thường chết vì bị ngược đãi hoặc AIDS.
Nạn nhân của nạn du lịch tình dục thường là những người nghèo khổ, sống trên đường phố ở các thành phố lớn. Đa phần là phụ nữ trẻ không được học hành nên rất khó xin việc. Gái mại dâm trẻ có thể bị bắt cóc hoặc mua từ gia đình của họ.
Thường thì gái bán dâm nước ngoài đến Tây Ban Nha bằng visa du lịch hoặc thậm chí không cần visa nếu thuộc khối Schengen. Các cô gái này rất dễ tiếp cận, chỉ cần quen qua lần gặp gỡ tại quán bar, trên bãi biển là có thể “đi dù”, quan trọng thỏa thuận sòng phẳng giá cả. Tuy nhiên không ít trường hợp bị “gài bẫy” khi ban đầu thỏa thuận mua dâm hay thậm chí ngỡ là "tình một đêm" nhưng sau đó bị tố hiếp dâm. Mọi chuyện sẽ được giải quyết êm đẹp khi đôi bên chấp nhận “đền bù thiệt hại” để tiến tới bãi nại. Trường hợp “em chưa 18” thì giá thỏa thuận sẽ cao chót vót!
Một nghiên cứu của UNICEF khẳng định: 10% khách du lịch hành nghề mại dâm hay là khách mua dâm. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, trước đại dịch Covid-19, khoảng 1,5 tỉ lượt khách du lịch trên toàn cầu mỗi năm, do đó có thể ước tính xấp xỉ 150 triệu lượt khách du lịch liên quan đến nạn mua bán tình dục.
Tây Ban Nha được định vị là nơi không thể bỏ qua ở châu Âu với những "fan" du lịch tình dục. Trước đây từng là một khu vực nông nghiệp thịnh vượng, Tây Ban Nha nhanh chóng biến thành ổ mại dâm ở châu Âu. Số lượng lớn khách hàng đến từ khắp châu Âu để tận dụng lợi thế của sự an toàn và sang trọng hiếm có ở xứ sở này. Tuy nhiên, Tây Ban Nha không phải quốc gia duy nhất ở châu Âu được coi là nơi dễ tiếp cận với nạn mại dâm. Cũng giống như Tây Ban Nha, Bỉ hợp pháp hóa hoạt động mua bán dâm. Tại Bỉ ghi nhận gần cả ngàn cơ sở mại dâm. 80% khách hàng của Tây Ban Nha hoặc Bỉ là người Pháp, chấp nhận phải đi xa tới 500 km mới đến được các cơ sở này.
Bình luận (0)