Tự động phát
Hiện nay các doanh nghiệp và tổ chức đưa ra ngày càng nhiều tuyên bố ủng hộ bảo vệ môi trường.
Khi người tiêu dùng đòi hỏi hàng hóa phải thân thiện với môi trường, sức ép buộc doanh nghiệp phải đạt mục tiêu ESG (Môi trường-Xã hội-Quản trị) ngày càng lớn.
Tuy nhiên cũng có những tuyên bố được cho là quá đáng hoặc không thành thật, khoác vỏ bọc “thân thiện với môi trường” cho sản phẩm hay dịch vụ, thì chúng bị xem là "tẩy xanh".
Ví dụ như là một nhà sản xuất hàng may mặc sử dụng vải tái chế, nhưng lại có nhiều nhà máy sử dụng năng lượng từ than đá. Hoặc các công ty dầu mỏ tự xưng là đi đầu về năng lượng tái tạo, hoặc dầu ăn được làm từ thực vật biến đổi gen nhưng có nhãn hiệu là "tự nhiên".
"Sinh thái", "xanh", và "tự nhiên" là những cụm từ phổ biến cho chiến thuật "tẩy xanh".
Chúng được sử dụng rộng rãi và không có tiêu chuẩn khoa học nào để ràng buộc, dù nhà chức trách đang nỗ lực đặt giới hạn."Tẩy xanh" được cho là vấn đề lớn nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo "điểm bùng phát" thảm họa khí hậu nếu vẫn còn "khoảng trống lãnh đạo" |
Theo Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của Anh, có 4/10 sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo theo cách có thể gây hiểu lầm.
Tháng 10.2021, Greenpeace công bố nghiên cứu về quảng cáo trên mạng xã hội của các công ty năng lượng như Shell, TotalEnergies, Preem, Eni, Repsol và Fortum. Theo đó 63% quảng cáo bị phân loại là "tẩy xanh", vì các công ty trên vẫn nằm trong số những công ty phát thải khí nhà kính lớn nhất.
Shell, TotalEnergies và Eni bác bỏ cáo buộc "tẩy xanh", hoặc khẳng định họ cảm thấy hồ sơ môi trường của mình là hợp lý.
Cả 3 công ty đều có kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Một số tuyên bố "tẩy xanh" đang bị các cơ quan quản lý, tòa án và công chúng chất vấn về tính chính xác.
Khi "tẩy xanh" gây suy giảm niềm tin vào hàng hóa tiêu dùng, công ty và chính phủ, ngày càng khó để thuyết phục công chúng tham gia hành động bảo vệ môi trường.
Biến đổi khí hậu đe dọa sinh kế của các "hải nữ" Hàn Quốc |
Bình luận (0)