Tê giác trắng sẽ nhờ thụ tinh ống nghiệm để thoát tuyệt chủng?

Tê giác trắng sẽ nhờ thụ tinh ống nghiệm để thoát tuyệt chủng?

30/01/2024 15:03 GMT+7

Các nhà khoa học ở Berlin hôm 24.1 đã công bố ca chuyển phôi thành công đầu tiên ở một con tê giác trắng, mang lại hy vọng cứu được phân loài tê giác trắng phương Bắc cực kỳ nguy cấp khỏi bị tuyệt chủng.

Mẹ con Najin và Fatu là những con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sót lại trên thế giới. Không may là cả hai đều không thể mang thai.

Và với việc con tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng đã chết vào năm 2018 - loài này đứng trên bờ vực tuyệt chủng.

Nhưng giới khoa học đã làm việc nhiều năm để xây dựng một chương trình nhân giống nhằm cứu chúng. Và vào hôm 24.1, các nhà khoa học đã công bố một bước phát triển đột phá khi chuyển phôi thành công ca đầu tiên ở một con tê giác trắng.

Nhà nghiên cứu Thomas Hildebrandt thuộc Viện nghiên cứu động vật hoang dã và vườn thú Leibniz (Đức) nói: "Chúng tôi thực sự đã biến điều không thể thành có thể. Tê giác trắng bao gồm hai phân loài riêng biệt; phía bắc và phía nam. Tê giác trắng phương Bắc, thực ra có màu xám, từng phổ biến ở một số nước châu Phi nhưng số lượng của chúng giảm mạnh do nạn săn trộm tràn lan.

Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho nỗ lực này.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ tập đoàn BioRescue, một nhóm được chính phủ Đức hậu thuẫn, thu hoạch trứng từ tê giác trắng phương Bắc.

Họ sử dụng tinh trùng từ những con tê giác đực đã chết của loài này kết hợp với trứng của tê giác cái còn sống và tạo ra phôi mà cuối cùng sẽ được chuyển cho những con tê giác trắng phương Nam mang thai hộ.

Nhóm nghiên cứu xác nhận thai kỳ kéo dài 70 ngày với phôi đực dài 2,5 inch phát triển tốt.

Các nhà khoa học cho biết bằng chứng về thụ tinh cho phép họ chuyển sang giai đoạn chuyển phôi tê giác trắng phương Bắc một cách an toàn.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.