Tên lửa Nhật Bản phải tự hủy vì sự cố trên đường lên không gian

Tên lửa Nhật Bản phải tự hủy vì sự cố trên đường lên không gian

08/03/2023 19:42 GMT+7

Nhật Bản hôm 7.3 đã buộc phải tự hủy tên lửa H3 trong chuyến bay đầu tiên, sau khi động cơ đẩy tầng 2 không khởi động đúng kế hoạch.

Thất bại này đã giáng đòn mạnh vào nỗ lực của Nhật Bản nhằm thực hiện những chuyến bay vào không gian chi phí thấp và cạnh tranh với Space X của tỉ phú Elon Musk.

Tên lửa cao khoảng 56 m - mẫu tên lửa mới đầu tiên của Nhật Bản sau 30 năm - đã cất cánh từ cảng vũ trụ Tanegashima mà không gặp trở ngại nào.

Tuy nhiên, sau 14 phút bay, sự cố động cơ tầng 2 buộc Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phải gửi tín hiệu hủy tên lửa. JAXA cho biết các mảnh vỡ có thể đã rơi xuống vùng biển phía đông Philippines.

Nhật Bản tự hủy tên lửa H3 sau thử nghiệm thất bại - Ảnh 1.

Tên lửa H3 mang theo một vệ tinh quan sát mặt đất cất cánh từ bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima trên đảo Tanegashima hôm 7.3

Reuters

Theo cơ quan này, lần phóng đầu tiên vào tháng trước đã bị hủy bỏ.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sau đó cho biết chính phủ đã thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra nguyên nhân của thất bại này.

Sử dụng một động cơ mới đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, nhà chế tạo tên lửa H3 đã ước tính chi phí mỗi lần phóng sẽ bằng một nửa so với tên lửa trước đây H3 mang theo một vệ tinh để theo dõi các thảm họa và một cảm biến hồng ngoại thử nghiệm có thể phát hiện tên lửa đạn đạo phóng từ Triều Tiên.

Cùng với việc nâng các vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất, nó sẽ vận chuyển hàng tiếp tế cho Trạm không gian quốc tế (ISS).

Là một phần trong quan hệ hợp tác ngày càng khăng khít giữa Mỹ và Nhật trong lĩnh vực không gian, tên lửa này hứa hẹn sẽ vận chuyển hàng hóa cho một trạm vũ trụ mới của NASA.

Việc phát triển tên lửa H3 cũng nàm trong kế hoạch trở lại mặt trăng của NASA, có sự tham gia của phi hành gia Nhật Bản JAXA cho biết Nhật Bản vẫn đang hướng tới việc chế tạo một tên lửa có tính cạnh tranh quốc tế, bất chấp thất bại vừa qua.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.