Thách thức về thực thi luật cạnh tranh trong ASEAN thời ‘hậu 2015’

06/06/2015 06:00 GMT+7

Trong hai ngày 4 - 5.6, Hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ 5 với chủ đề “Thúc đẩy thực thi luật và chính sách cạnh tranh hậu 2015: Thực trạng, cơ hội và thách thức” đã được tổ chức tại TP.HCM. Các chuyên gia đến từ các nước trong khu vực ASEAN đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực thi luật Cạnh tranh và đưa ra một số thách thức mà doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đối diện.

Trong hai ngày 4 - 5.6, Hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ 5 với chủ đề “Thúc đẩy thực thi luật và chính sách cạnh tranh hậu 2015: Thực trạng, cơ hội và thách thức” đã được tổ chức tại TP.HCM. Các chuyên gia đến từ các nước trong khu vực ASEAN đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực thi luật Cạnh tranh và đưa ra một số thách thức mà doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đối diện.

Chủ tịch nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN, ông Penn Sovicheat (Cục trưởng Cục Thương mại - Bộ Thương mại Campuchia), nhận định: Năm 2015 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN, mở ra nhiều cơ hội lẫn áp lực rất lớn đối với các DN, đặc biệt DN vừa và nhỏ, khu vực khó cạnh tranh với các công ty lớn, đối tượng dễ lạm dụng vị trí thống lĩnh để thiết lập mức giá trên thị trường. “Đã có 90% dòng thuế của các nước thành viên ASEAN về 0% và sắp tới là hàng loạt rào cản kỹ thuật trong thương mại được tháo bỏ. Nên chính sách cạnh tranh trong khu vực ASEAN đóng vai trò rất quan trọng”, ông Penn Sovicheat nhấn mạnh.

Ông Nawir Messi, Chủ tịch Ủy ban Giám sát cạnh tranh Indonesia với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực cạnh tranh ASEAN, cho rằng cần bắt đầu từ những bước đi đầu tiên là thúc đẩy hợp tác theo từng nhóm gồm quốc gia có tính chất tương đồng nhau. Không nên triển khai từ các quốc gia xuống mà nên thực hiện từ dưới lên, tức từ cộng đồng DN vừa và nhỏ giữa các nước, từng bước tiến lên cấp quốc gia.

Các chuyên gia của Úc, Singapore, Philippines, Thái Lan... cũng có chung nhận định sẽ có không ít thách thức thời “hậu 2015”, đó là thách thức với khối DN tư nhân trong bối cảnh hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, thách thức về nhận thức, về thể chế chính trị khác nhau... dẫn đến khó đạt sự đồng thuận trong cách hiểu và áp luật cạnh tranh giữa các nước trong khu vực. Ông Geronimo L.Sy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Trưởng ban Cạnh tranh Philippines cho rằng, bản thân văn hóa cạnh tranh ở ASEAN còn đang thiếu, hệ thống luật pháp cạnh tranh ở các quốc gia cũng chưa cao. Nên trước hết cần tập trung hạn chế những hành vi cạnh tranh không làm mạnh dẫn đến thống lĩnh thị trường. Bên cạnh đó phải có cơ chế để ngăn ngừa và xử lý một cách hiệu quả nếu cạnh tranh không lành mạnh xảy ra.

Đại diện phía VN, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Văn phòng Luật LNT&Partners, kiến nghị cần tạo sân chơi bình đẳng giữa DN nhà nước và DN tư nhân trong áp dụng luật Cạnh tranh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.