Bên cạnh việc tư vấn và đánh giá rủi ro trước thai kỳ, một kế hoạch đỡ đẻ nên được đề ra vào tuần thai thứ 20-30, xác định cụ thể sinh thường hay sinh mổ, có sử dụng gây tê ngoài màng cứng hay kẹp thai hay không, và thời gian lưu lại bệnh viện sau sinh.
tin liên quan
Hãy dành vài phút để biết cách cứu người bị đột quỵ“Thai kỳ là một giai đoạn đầy rủi ro đối với những phụ nữ mắc bệnh tim do nó gây thêm áp lực lên tim, vì thế các hướng dẫn khuyến nghị tiến hành giục sinh hay một thủ thuật sinh mổ vào thời điểm 40 tuần. Sau thời điểm này, việc mang thai không mang lại lợi ích gì thêm cho đứa bé và thậm chí có những tác động tiêu cực”, giáo sư Jolien Roos-Hesselink thuộc Đại học Erasmus University (Hà Lan) cho biết.
Bệnh tim là lý do chính khiến phụ nữ tử vong ở các nước phương Tây, do nó gây rủi ro tử vong hay suy tim cao gấp 100 lần so với những phụ nữ khỏe mạnh. Ước tính 18-30% em bé bị các biến chứng và có đến 4% trẻ sơ sinh tử vong.
tin liên quan
Vòng tránh thai 'đi lạc' vào ổ bụngCác hướng dẫn mới cũng khuyến nghị không tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), ngừa thai và nạo thai đối với những phụ nữ mắc bệnh tim.
Đó là vì IVF thường sử dụng những liều hoóc môn cao, vốn làm tăng nguy cơ bị chứng huyết khối và suy tim, vì thế những phụ nữ bị bệnh tim cần sự xác nhận của bác sĩ tim mạch.
Dù phụ nữ bị bệnh tim có thể có thai kỳ khỏe mạnh nhưng họ nên ý thức về sự gia tăng rủi ro bị các biến chứng sản khoa bao gồm sinh non, tiền sản giật và xuất huyết sau sinh
Ngoài ra, các cô gái mắc bệnh tim bẩm sinh nên tìm kiếm lời khuyên trước khi sử dụng các biện pháp ngừa thai, do một số biện pháp bị cấm dụng ở những bệnh nhân mắc một số loại bệnh tim.
Các khuyến nghị đã được đăng tải trên chuyên san European Heart Journal.
Bình luận (0)