(TNO) Cần nhìn nhận rằng việc liên tiếp xảy ra nhiều vụ thảm sát 'giống nhau' cho thấy hành vi này không phải là cá lẻ hay chỉ là chuyện của một gia đình… Phó giáo sư, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn đã nhận định như vậy trong bài viết gửi Thanh Niên Online.
Chỉ trong một thời gian ngắn, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ thảm sát ở Nghệ An, Bình Phước, Quảng Trị, Yên Bái, Gia Lai - Ảnh tư liệu
Lo lắng về những gì đang xảy ra
Giết người không gớm tay, giết người chẳng run tay vì máu quá lạnh, giết người tàn ác đến mức tưởng rằng chuyện ấy khó có thể xảy ra ngoài đời thực… Thách thức này cần được nhìn nhận trên bình diện xã hội…
Đó là bài toán cần được giải mã, là câu chuyện phản ánh những lát cắt mới của cuộc sống. Và liệu rằng, mỗi người phải chăng quá lo lắng về những gì đang xảy ra? Đó là sự trăn trở của chúng ta về một thứ áp lực quá lớn đang đè nặng trong đời sống của mỗi người? Đó là sự mệt mỏi và căng thẳng quá mức dễ làm cho con người không còn đủ tỉnh táo để có thể có cung cách ứng xử phù hợp…
Chính guồng quay của cuộc sống xã hội, chính sự áp lực đa chiều bủa vây, chính mỗi người có quá nhiều trách nhiệm và nhiệm vụ làm cho người ta thiếu cân bằng.
Như đã khẳng định, chữ tình trong những sự vụ ác đã xảy ra trên khó có thể nói là ít hay nhiều nhưng chữ nghĩa, chữ lý, chữ trí… vô tình bị xem nhẹ! Người ta có thể nổi nóng, có thể ích kỷ, có thể thất vọng nên căng thẳng, người ta có thể bị quy luật di chuyển của tình cảm nhưng không thể quên đi trọng trách hay sự bao dung của chính mình… Những điều này cần được xem xét và chấn chỉnh ngay để hạn chế sớm những hệ lụy.
Dự án cộng đồng Follow me (Tạm dịch: Theo em nhé) của nhiếp ảnh gia người Nga Murad Osmann từng gây sốt trên các mạng xã hội toàn thế giới vì thông điệp tình yêu giản dị
Không phải ngẫu nhiên cái ác tồn tại. Cũng không thể tự dưng cái ác xuất hiện. Càng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh hay những áp lực cuộc sống. Có thể nói chính kiểu sống ích kỷ của một số cá nhân, chính những gì hiển hiện trong đời thường với kiểu sống ích kỷ, nhỏ nhen, trả thù khi không hài lòng, tấn công không thương tiếc đã làm cho con người ác hơn đáng sợ. Những biểu hiện dễ thấy của việc giận là đánh, giận là chém, giận là giết… minh chứng cho việc vô cảm của con người, cho biểu hiện của sự vị kỷ đáng sợ, cho những diễn tiến tâm lý rất cá nhân, thiếu hẳn tình người và bóng dáng của giá trị nhân văn…
|
|
|
Đó là bài toán cần được giải mã, là câu chuyện phản ánh những lát cắt mới của cuộc sống. Và liệu rằng, mỗi người phải chăng quá lo lắng về những gì đang xảy ra? Đó là sự trăn trở của chúng ta về một thứ áp lực quá lớn đang đè nặng trong đời sống của mỗi người? Đó là sự mệt mỏi và căng thẳng quá mức dễ làm cho con người không còn đủ tỉnh táo để có thể có cung cách ứng xử phù hợp…
|
|
|
PGS-TS Huỳnh Văn Sơn
|
|
|
Đừng để cái ác tồn tại
Đừng để cái ác tồn tại. Đó không chỉ nguyện vọng mà còn là khát khao của nhiều người. Ai trong chúng ta cũng mong muốn cuộc sống thật sự yên bình, nhẹ nhàng và thoải mái. Có ai không mong muốn có một cuộc sống sao cho cái tốt, lòng nhân được tôn vinh? Làm được điều đó khi cái ác không thể được phép nuôi dưỡng trong chính suy nghĩ của mỗi con người để nó nở hoa hay trưởng thành.
Trên bình diện xã hội, cái ác cũng cần bị lên án một cách mạnh mẽ, cần bị tẩy chay… Trong sạch hóa môi trường sống là một vấn đề, làm cho giáo dục gia đình phát huy hết vai trò của mình, làm cho mỗi cá nhân biết sống có trách nhiệm… là điều không thể chậm trễ. Đó là sự chung sức đúng nghĩa mang tính chiến lược để đẩy lùi cái ác…
Song song đó, việc tuyên truyền luật pháp và giáo dục pháp luật cần được triển khai một cách sâu rộng hơn và hiệu quả hơn. Để con người hiểu được pháp luật, sống và tuân thủ theo pháp luật, cần có những cách thức giáo dục luật pháp sát sườn với thực tế.
Một mặt, cải tiến hiệu quả giảng dạy trong nhà trường. Mặt khác, cần giúp người dân hiểu được khung hình phạt và tính răn đe, giáo dục của pháp luật chứ không được phép vô tư trước luật. Làm điều này, công tác truyền thông rất quan trọng. Bài toán vừa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, quan tâm đến tình hình thời sự luật pháp nhưng những gì rút ra được hay hiểu biết sau đó cũng rất quan trọng để có thể giải quyết vấn đề “tồn tại của cái ác” sao cho hiệu quả hơn.
Làm cho giáo dục gia đình phát huy hết vai trò của mình, làm cho mỗi cá nhân biết sống có trách nhiệm… là điều không thể chậm trễ - Ảnh minh họa: Shutterstock
Sống có tình để triệt tiêu cái ác
Việc con người sống có tình, có nghĩa được xem là một bản lề quan trọng để ngăn chặn cái ác. Khi con người hết lòng với cuộc sống, khi con người mong mỏi hướng đến một giá trị nhân bản, khi con người biết nghĩ đến cảm xúc và nỗi đau của người khác, có lẽ hành vi thủ ác sẽ khó xuất hiện hơn. Điều này sẽ trở thành một định hướng có lựa chọn cho nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi con người. Khó có thể dễ dàng ngăn chặn những cảm xúc bực dọc, mang màu sắc tiêu cực để nhen nhúm cái ác, nhưng chính thái độ tích cực từ cuộc sống và ý chí cùng với lòng nhân sẽ giúp người ta biết điều tiết chính mình trong cuộc sống…
Cái ác không thể tồn tại nếu xã hội này sống có tình với nhau. Nhưng cũng chính cái tâm và cái thiện của mỗi con người giúp người ta dễ dàng kiểm soát mình và loại bỏ cái ác. Không thể kỳ vọng về một cái tuyệt đối nhưng rõ ràng cái ác sẽ không có cơ hội để sinh sôi nếu chúng ta biết tỏ thái độ với cái ác ngay từ chính bản thân mình song song với những thái độ tích cực từ những người xung quanh và từ xã hội. Hãy bắt đầu từ những hành vi ứng xử rất nhỏ trong cuộc sống, bắt đầu từ sự thứ tha, bắt đầu từ những sự bao dung dẫu là đơn giản. Chính gia đình thực hiện điều này một cách giản đơn nhất nhưng vô cùng hiệu quả. Cuộc sống không thể nở hoa nếu thiếu những sự đầu tư từ sớm là như thế…
* Các tiêu đề phụ do Thanh Niên Online đặt
Bình luận (0)