Trong cuộc trao đổi với giới phóng viên ở TP.HCM chiều 15.11, đồng sáng lập Grab, bà Tan Hooi Ling nhấn mạnh Grab đã và đang tích cực hợp tác cùng các công ty taxi, các doanh nghiệp vận tải, cũng như nhiều doanh nghiệp đối tác ởcác lĩnh vực khác trên quy mô toàn khu vực, nhằm mang lại thêm nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
“Chúng tôi cũng mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, khuyến khích cạnh tranh và tăng cường cạnh tranh thông qua công nghệ và đổi mới sáng tạo”, bà Tan nhấn mạnh. Bà Tan còn nói rằng Grab đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở Đông Nam Á, nhưng không nói rõ là công ty nào.
tin liên quan
Grab thu hút thêm 2 tỉ USD đầu tư, một nửa từ ToyotaTrả lời phỏng vấn Thanh Niên cùng ngày, Tổng giám đốc Grab Financial Group Vietnam Nguyễn Tuấn Anh cho hay ở Việt Nam, Grab hiện có khoảng 175.000 đối tác là tài xế chạy xe gắn máy và xe hơi. Ông cho biết thêm mục tiêu lớn nhất của Grab là xem các đối tác này như những nhà kinh doanh nhỏ lẻ.
Ông nói rõ: "Ngay cả những người chạy Grabike ngoài đường mà mọi người nghĩ chỉ chạy Grabike, nhưng thật ra họ đang tự kinh doanh và có rất nhiều thứ để họ làm. Ví dụ, mỗi ngày họ có thể chở người, giao hàng và giao thức ăn và có thể làm những việc khác”. Ông Tuấn Anh cũng nhấn mạnh mục tiêu của Grab là kết nối khoảng 100 triệu người kinh doanh nhỏ lẻ, tăng từ con số 8,5 triệu hiện nay.
Thông qua chiến lược nền tàng mở, Grab đã và đang phối hơp với các đối tác giao nhận thức ăn và tạp hóa; thanh toán di động và các dịch vụ tài chính tại 235 thành phố ở 8 nước Đông Nam Á.
Tại Việt Nam hiện nay, Grab đã triển khai dịch vụ đặt xe, công nghệ tài chính, giao nhận hàng và đang thử nghiệm cung cấp dịch vụ giao thức ăn tươi. Grab cũng có một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại TP.HCM, bên cạnh 5 trung tâm khác ở Singapore, Bắc Kinh, Seattle, Bangalore và Jakarta.
Bình luận (0)