Thần tốc xét nghiệm hơn 1.000 đồng nghiệp nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất mắc Covid-19

07/02/2021 08:44 GMT+7

Tối 6.2.2021, trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã lấy hơn 1.000 mẫu xét nghiệm đối với những người đang làm việc tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Chiều 6.2, tại Viện Pasteur TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên họp khẩn về phòng, chống Covid-19 sau vụ việc một nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất (bệnh nhân 1979) và em trai (bệnh nhân 1980, ở cùng nhà tại Bình Dương) cùng mắc Covid-19.
Tham dự cuộc họp có ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; GS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM; lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, Cảng vụ hàng không miền Nam, Bệnh viện (BV) Quân y 175 (nơi người em (bệnh nhân (BN) 1980) chở người anh là BN 1979 đi khám bệnh).

Nhân viên dương tính Covid-19, sân bay Tân Sơn Nhất có dừng hoạt động?

Tập trung truy vết từ 31.1 đến nay

Việt Nam tham gia cơ chế phân phối vắc xin toàn cầu COVAX

Thêm 4 BN Covid-19 trong cộng đồng

Ngày 6.2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong 190 quốc gia tham gia cơ chế phân phối vắc xin toàn cầu COVAX, và là một trong các quốc gia được nằm trong danh sách tiếp nhận vắc xin giai đoạn đầu tiên. Số lượng vắc xin dự kiến được tiếp nhận là từ 4,886 triệu liều đến 8,253 triệu liều, trong đó khoảng 25 - 35% số liều được cung cấp trong quý 1 và 65 - 75% trong quý 2 năm nay. Vắc xin được sử dụng trong đợt này do Công ty AstraZeneca (Anh) sản xuất. COVAX là một cơ chế được thiết lập bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), các nhà sản xuất vắc xin và các đối tác, để đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vắc xin Covid-19 một cách công bằng và hiệu quả.
WHO cũng phối hợp với các quốc gia trong việc đảm bảo nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm chủng trong giai đoạn đầu, khi vắc xin chưa đủ cung ứng cho toàn dân. Các nhóm đối tượng ưu tiên là: cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi có bệnh nền nhằm bảo vệ các nhóm đối tượng này. Văn phòng WHO tại Hà Nội đang phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Bộ Y tế trong việc xây dựng kế hoạch quốc gia về tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Một liều tiêm vắc xin Covid-19 ở Việt Nam dự kiến có giá bao nhiêu?

Cùng ngày, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới, là các BN thứ 1977 - 1981 tại Việt Nam. Trong đó, có 4 ca mắc tại cộng đồng ở Bắc Ninh (1 ca), TP.HCM (1), Bình Dương (1), Quảng Ninh (1) và 1 ca nhập cảnh, cách ly ngay tại Long An.
Trong ngày 6.2, có 3 ca mắc Covid-19 điều trị tại BV dã chiến số 2 Hải Dương được công bố khỏi bệnh. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.981 BN Covid-19, trong đó 1.091 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Từ ngày 27.1 (thời điểm ghi nhận ổ dịch tại TP.Chí Linh, Hải Dương và sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh) đến nay, có 398 ca mắc trong cộng đồng tại 12 tỉnh, TP: Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Hòa Bình, Bắc Ninh, Gia Lai, Bình Dương, Bắc Giang, Điện Biên và Hà Giang. Hiện 83.104 người được theo dõi sức khỏe, cách ly y tế phòng dịch Covid-19.
Liên Châu - H.Yên
Theo nhận định của GS-TS Phan Trọng Lân, qua các điều tra dịch tễ của 2 BN nói trên, có thể thấy cần tập trung truy vết các F1, F2 từ ngày 31.1. Do đó, cố gắng làm sao để tất cả F1 làm xét nghiệm nhanh. Nếu F1 trở thành dương tính thì F2 trở thành F1. Như vậy, khoanh vùng cả F1, F2 để làm xét nghiệm tất cả. Khi xét nghiệm xong thì phân loại. Về đánh giá nguy cơ lây nhiễm, BN 1979 sẽ có ít nguy cơ lây lan hơn vì số ca F1 ít do ít tiếp xúc; còn BN 1980 làm nghề giao gạo nên vấn đề truy vết cũng sẽ rất khó khăn.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TP.HCM, Bình Dương tiến hành truy vết thật nhanh và tổ chức xét nghiệm, phát hiện thật nhanh bằng được F1 và F2 của 2 BN. Tập trung truy vết từ giai đoạn 31.1 đến nay.
“Phát hiện F2 thì cho cách ly ở nhà. Giao y tế, cơ quan chuyên môn xem xét có đủ điều kiện cách ly ở nhà hay không. Nếu ở nhà không đủ điều kiện thì đi cách ly tập trung. Khi cách ly tập trung thì F1 và F2 cách ly riêng từng khu vực”, ông Tuyên chỉ đạo.
Ông Tuyên cũng đề nghị đẩy nhanh truy vết, phải làm việc với BN (F0) và yêu cầu BN khai báo, mời công an tham gia, nếu khai không đúng, khai gian dối gây lây nhiễm cộng đồng thì khởi tố. Yêu cầu truy xuất camera nơi BN đến để truy vết và thành lập sơ đồ dịch tễ. Phối hợp chặt chẽ với tổ truy vết công nghệ thông tin của Bộ Y tế để truy vết qua điện thoại.

Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất dương tính Covid-19, cả chung cư bị phong tỏa

Lấy 1.000 mẫu xét nghiệm ở Tân Sơn Nhất trong đêm

“Đề nghị Cảng hàng không Tân Sơn Nhất lập ngay danh sách còn 1.000 nhân viên chưa xét nghiệm (đã lấy 5.900 mẫu trước đó), ai chưa đến yêu cầu đến xét nghiệm ngay. Nếu để sót thì giám đốc cảng hàng không chịu trách nhiệm. F1 xét nghiệm dương tính thì cho cách ly ngay. F1 âm tính lần 1 thì xét nghiệm lại sau 5 ngày”, ông Tuyên yêu cầu. Ngoài ra, theo ông Tuyên, phải xét nghiệm ngay, thần tốc các ca F1, F2. F1 thì xét nghiệm mẫu đơn, F2 cho phép xét nghiệm gộp mẫu, có thể 5 - 15 mẫu/lần xét nghiệm hoặc gộp mẫu tất cả thành viên trong một gia đình để sàng lọc.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), BN 1979 (28 tuổi, ngụ chung cư Ehome, đường Vĩnh Phú 41, TX.Thuận An, Bình Dương) ở cùng 2 em trai (cùng làm việc tại Công ty gạo Tân Long, Q.2, TP.HCM). BN 1979 làm điều phối và giám sát chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc 7 giờ 30 ngày 5.2, BN 1979 được lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đến 18 giờ, BN 1979 được cấp trên báo về kết quả xét nghiệm Covid-19, sau đó Trung tâm y tế H.Hóc Môn tiếp cận và đưa về khu cách ly để điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm. BN được chuyển đến BV dã chiến Củ Chi lúc 23 giờ cùng ngày. Hai người em trai của
BN 1979 cũng được Bình Dương lấy mẫu gửi xét nghiệm, kết quả một người nhiễm Covid-19 là BN 1980. Theo các chuyên gia, hiện chưa biết người anh lây cho người em hay ngược lại.
Trước đó, ngày 3 và 5.2, BN 1979 có sốt, ho, mất vị giác nên đến khám tại BV Quân y 175, người đưa đi là BN 1980. Liên quan 2 BN này, HCDC báo cáo đã truy vết được 57 ca F1 ở TP.HCM (BN 1979 là 47 ca). BV Quân y 175 báo cáo 21 ca F1, trong đó có 7 ca tiếp xúc trực tiếp. TP.HCM và Bình Dương đang nỗ lực truy vết F1, F2 của 2 BN này.

Sáng 7.2: Thêm 4 ca Covid-19 cộng đồng tại Hải Dương, Gia Lai

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 6.2, ông Đoàn Quốc Bình, Phó giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam, cho biết ngay trong đêm 6.2, cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 1.000 nhân viên của sân bay. Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tất cả F1, F2 và toàn bộ nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm và xét nghiệm mẫu đơn, không gộp mẫu.
Kiểm tra, đánh giá công tác chống dịch của sân bay
Cuối buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM lập ngay đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch của sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 7.2. Nếu thấy vi phạm thì báo cáo Bộ Y tế, Bộ GTVT để báo cáo Chính phủ.
Mặt khác, TP.HCM kiểm tra kỹ và xác định có cần cách ly khu nào trong sân bay hay không. Nếu không cách ly thì tiêu độc, khử trùng những nơi BN đi qua trong 24 giờ mới cho hoạt động lại, và đưa ê kíp mới vào làm.

Lịch trình của nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất dương tính Covid-19

Với BV quân y 175, nơi 2 BN nói trên đến khám vào ngày 3.2, ông Tuyên chỉ đạo cả F1, F2 đều cho xét nghiệm hết. F1, F2 của BV đều cách ly trong khu cách ly, F1 cách ly 21 ngày. Tiêu trùng khử độc chỗ tiếp nhận BN trong 24 giờ và thay kíp nhân viên mới.
Ông Tuyên cũng đề nghị Viện Pasteur TP.HCM hỗ trợ tập huấn cho Bình Dương trong công tác truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm. Bình Dương lên phương án, chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, BV dã chiến điều trị BN Covid-19.
Gần cuối cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo qua điện thoại về xử lý 2 ca nhiễm mới. Phó thủ tướng chỉ đạo truy vết thần tốc nhưng không để sót. Đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất, dựa vào hệ thống camera truy vết hết, cố gắng không để tạm dừng hoạt động sân bay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.