Cụ thể, để đánh giá biến động tại thời điểm hiện nay đối với chi phí kinh doanh định mức, Bộ Tài chính đã đề nghị các thương nhân báo cáo tình hình thực hiện. Kết quả tổng hợp báo cáo của các thương nhân kinh doanh đầu mối cho thấy: Trong số 28 đơn vị gửi báo cáo thực hiện, chỉ có 2 đơn vị báo cáo số liệu tăng chi phí kinh doanh trong 9 tháng đầu năm nay. Đó là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu. 2 đơn vị báo cáo chi phí tăng nhưng do sản lượng tăng nên chi phí bình quân vẫn giảm là Tổng Công ty Dầu Việt Nam, giảm 6 đồng/lít và Công ty Anh Phát, giảm 136 đồng/lít.
Trải nghiệm một lần đổ xăng khốn khổ ở Hà Nội những ngày 'khát xăng' |
0 giờ sáng, người dân Hà Nội còn xếp hàng chờ mua xăng |
phan hậu |
Ngoài ra, có 3 đơn vị báo cáo không có biến động bất thường. Đó là Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM, Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ và Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P. Còn lại, 21 đơn vị (chiếm 75% số đơn vị có gửi báo cáo cho Bộ Tài chính) không có số liệu cụ thể về chi phí kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022.
Điều đáng nói là trong các hội nghị, cuộc họp với các bộ ngành trước đây nhằm tháo gỡ cho nguồn cung xăng dầu, rất nhiều doanh nghiệp đầu mối than trời vì chi phí đưa xăng dầu về nước, chi phí đưa xăng dầu từ cảng về… đều tăng chóng mặt, gây khó khăn cho họ. Trong đó, có cả những doanh nghiệp đầu mối lớn như Saigon Petrol, Thanh Lễ, S.W.P… Nhưng đây cũng là những doanh nghiệp theo công văn 11575 của Bộ Tài chính nêu là “báo cáo không có biến động”.
Bình luận (0)