Theo CNN ngày 30.3, cha mẹ của bệnh nhân giấu tên đã đưa con đến phòng cấp cứu sau khi anh này bắt đầu lên cơn co giật và luôn miệng than phiền đau nhức ở vùng háng trong suốt một tuần.
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân bị sưng ở mắt phải và đau ở tinh hoàn phải.
Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy các nang sán trong vỏ não, thân não và tiểu não. Ngoài ra, còn có nhiều nang sán lợn nằm trong mắt và tinh hoàn của bệnh nhân.
Một cuộc xét nghiệm khác đã đem lại câu trả lời, đó là bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng ở não do sán lợn Taenia solium gây ra.
tin liên quan
Việt Nam nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu PhiMột người có thể bị sán lợn nếu họ ăn phải trứng sán lợn nhiễm trong thức ăn. Lúc này, ấu trùng sán lợn Taenia solium bò ra khỏi trứng và vào các mô cơ thể, não - nơi chúng hình thành các nang, đồng thời có thể gây co giật.
Tỷ lệ nhiễm bệnh này cao nhất là ở châu Mỹ Latin, châu Á và châu Phi - nói chung là ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém và nuôi lợn thả rông.
Theo Cục Y tế dự phòng VN, để biết xem có phải mắc bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm.
Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.
Để phòng bệnh sán lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Phải ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
Bình luận (0)