Theo AFP, Jakarta và các vùng lân cận tạo thành một siêu đô thị với khoảng 30 triệu dân, vượt xa các thành phố ô nhiễm nặng khác bao gồm Riyadh (Ả Rập Xê Út), Doha (Qatar) và Lahore (Pakistan) trong tuần này về chỉ số PM2.5.
PM2.5 là thuật ngữ chỉ những hạt bụi li ti có trong không khí với đường kính từ 2,5 micromet trở xuống (so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần), có thể xâm nhập vào đường thở và gây ra các vấn đề về hô hấp.
Dữ liệu của công ty công nghệ chất lượng không khí Thụy Sĩ IQAir cho thấy Jakarta đã đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số PM2.5, được cập nhật theo thời gian thực, ít nhất một lần mỗi ngày kể từ hôm 7.8. Bảng xếp hạng này vốn chỉ liệt kê các thành phố lớn trên thế giới.
Thủ đô Indonesia thường xuyên ghi nhận PM2.5 ở mức "có hại cho sức khỏe", cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo AFP.
Reuters cho biết Jakarta đã liên tục nằm trong số 10 đô thị ô nhiễm nhất toàn cầu kể từ tháng 5, theo dữ liệu của IQAir. Thành phố ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe gần như mỗi ngày.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 7.8 nói với các phóng viên rằng ông có kế hoạch giải quyết ô nhiễm không khí bằng cách giảm "gánh nặng của Jakarta", trong bối cảnh nước này chuẩn bị dời thủ đô đến Nusantara trên đảo Borneo vào năm sau. Ông cũng cho biết một mạng lưới tàu điện ngầm phủ khắp Jakarta "phải được hoàn thành" để giảm ô nhiễm.
Người Ukraine thèm nghỉ mát, khu dự trữ sinh quyển lo ô nhiễm
Người dân phàn nàn rằng tình trạng ô nhiễm do khói công nghiệp, nạn kẹt xe và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đang ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của họ. Indonesia đã cam kết ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới từ năm 2023 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Bình luận (0)