IBM là một trong những tập đoàn hàng đầu đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về thành phố thông minh. Bernie Meyerson, Phó chủ tịch về các ý tưởng đột phá của công ty cho rằng khái niệm “một thành phố có thể tự trợ giúp cư dân của mình” sẽ là 1 trong 5 xu thế công nghệ trong 5 năm sắp tới.
(Ảnh: Wallpapers4free)
Có một vấn đề thú vị là, tựa game sắp ra mắt của hãng Ubisoft, Watch dogs, sẽ đưa ra giả thiết rằng chuyện gì xảy ra nếu một tin tặc (hacker) có thể đột phá hệ thống phòng ngự của một thành phố “thông minh” và sử dụng cho mục đích xấu, chẳng hạn như do thám đời tư của người dân hoặc dùng để trả thù riêng? Meyerson đã đưa ra ý kiến của mình như sau:
PV: Ngài nghĩ gì về một tựa game có tên là Watch Dogs? Chủ đề của game là nếu các thành phố trở nên thông mình và tự vận hành, điều gì sẽ xảy ra nếu một tin tặc đột nhập vào hệ thống và khống chế toàn thành phố? Hắn dùng khả năng này để do thám đời tư của người khác nhằm mục đích xấu. Cùng lúc đó, hắn phải đối mặt với các tổ chức chống tin tặc kiểu như NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ - TNG). Đây là tựa game rất được mong đợi trong 2014.
Bernie Meyerson: Tôi vẫn chưa nghe về tựa game đó. Nhưng đây là ý kiến của tôi. Giả sử ta có một tỉ tỉ (trillion) đô la đang xoay vòng trên mạng thông qua các giao dịch mua bán, như vậy coi như bạn đã có mặt tại đó. Tôi muốn thành phố (thông minh) của mình được liên kết thành 1 thể thống nhất để dễ dàng bảo vệ nó.
Bernie Meyerson (Ảnh: Venturebeat)
Chúng ta đã dùng các hệ thống điện tử để điều khiển các nhà máy điện. Chẳng hạn anh có các đường cống thoát nước ra khỏi thành phố như ở New Orleans, được xây ngầm dưới biển. Với hệ thống như vậy, tôi muốn chúng phải được thống nhất để có thể giám sát.
Giả sử có một gã nào đó xâm nhập và nảy ra ý định phá hoại, muốn các đường cống xả chảy ngược vào thành phố. Lúc này nhờ hệ thống, anh phải biết được ngay, vì đây rõ ràng là một hoạt động bất thường. Bạn can thiệp và hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Hiện công nghệ của chúng ta đang ở giai đoạn này.Vì vậy, ý kiến của tôi là một thành phố thông minh phải là một thể thống nhất hoàn chỉnh về mặt hệ thống và người giám sát phải kiểm soát được mọi thứ.
PV: Nghe có vẻ hơi xa vời, nhưng thật sự là tin tặc có tồn tại, cũng như việc bảo mật thông qua giám sát này có thể làm người ta an tâm, nhưng đồng thời họ cũng sẽ cảm thấy bị soi mói.
Meyerson: Điều cốt lõi là tin tặc quả thật là một vấn nạn của thời đại công nghệ. Theo quan điểm của tôi, nếu bạn nhìn vào nền móng của một thành phố thông minh, thực tế nó không phải cấu thành từ các thành phần vật lý. Mà là điện tử. Chẳng hạn như bạn đi xuống đường xe điện ngầm, nó sẽ báo với bạn xe sẽ đến trong 2 phút nữa.
Điều mà tôi muốn nói tới ở đây, đó là một thành phố phải được thống nhất thành một quy trình khép kín. Vào thời điểm hiện tại, cơ chế giao tiếp, phản hồi thật sự còn rất kém. Nghĩ thử xem, bạn ghét lão thị trưởng, và bạn bỏ phiếu bầu cho người kế nhiệm của hắn trong vài năm tới. Quy trình của việc này sẽ rất phiền phức. Sẽ phải tổ chức họp mặt công cộng, nhưng lỡ bạn làm trái giờ và không thể tham gia ngồi dự thảo thì sao?
(Ảnh: Launchgram)
Thử tưởng tượng, nếu bạn có thể nhận được ngay lập tức phản hồi của cư dân về việc bạn vừa làm, bởi vì bạn có một trang web mà ai cũng có thể truy cập từ mọi nơi. Thậm chí chỉ cần một chương trình nhỏ, bạn đang ở trên xe bus, mở điện thoại lên và gửi thư góp ý ngay tại đó. Và mọi thứ diễn ra ngay tức thì. Việc giao tiếp, phản hồi ý kiến giữa chính quyền thành phố và cộng đồng cư dân diễn ra chỉ trong vài giờ, quả thật rất tuyệt vời cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người.
Nhờ một hệ thống đồng bộ và kết nối liên tục, bạn có thể tham gia và góp ý về tất cả mọi vấn đề bạn cảm thấy cần thiết. Và bạn cũng có thể lắng nghe và ghi nhận chúng ở mọi thời khắc, và như vậy, mọi thứ diễn ra trong thành phố đều nằm trong tầm kiểm soát. Nếu mọi người đều tham gia, thì gần như bạn đã có một “bản đồ cập nhật sự kiện” trên khắp thành phố, và chỉ cần một động tĩnh nhỏ xảy ra là chúng ta đã biết ngay là lập tức và xử lý kịp thời.
Chốt hạ, điều tôi muốn nói đến, đó là nếu một thành phố thông minh được quy hoạch thành một thể thống nhất, thì dù bất cứ tin tặc trình độ cao cỡ nào, sử dụng công cụ tiên tiến ra sao, cũng chỉ có thể đột nhập vào một phần nhỏ - và ngay lập tức hắn sẽ bị phát hiện và vấn đề sẽ được xử lý. Vì vậy, ý tưởng của Watch dogs có thể khá hay, nhưng vẫn là phi thực tế nếu ứng dụng vào các mô hình thành phố thông minh thật sự.
Bình luận (0)