Cung thể thao dưới nước thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình - nơi diễn ra các môn lặn, bơi, nhảy cầu của SEA Games 31 đã được tiến hành cải tạo, nâng cấp từ tháng 11 năm ngoái. Vì tiến độ giải ngân từ ngân sách nhà nước bị chậm (do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19) nên việc nâng cấp công trình đáng nhẽ phải được diễn ra sớm hơn thời điểm kể trên.
Linh vật Sao La của SEA Games 31 mang ý nghĩa đặc biệt thế nào? |
Cung thể thao dưới nước có tổng mức đầu tư, tổng dự toán tại quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, với số tiền 108 tỉ 765 triệu đồng. Các khoản kinh phí này lấy từ ngân sách nhà nước chi cho Bộ VH-TT-DL, phục vụ công tác cải tạo, sửa chữa các công trình thể thao phục vụ SEA Games 31 và được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Kiểm toán nhà nước, Kho bạc nhà nước phê duyệt, giám sát chặt chẽ.
Huy Hoàng và đội tuyển bơi Việt Nam sẽ về đến Việt Nam vào ngày 23.4 sau chuyến tập huấn tại nước ngoài, chuẩn bị cho SEA Games 31 |
KHẢ HÒA |
Cũng vì khó khăn khách quan mà khoản tiền bị giải ngân chậm, dẫn đến việc mua sắm trang thiết bị phục vụ SEA Games 31 tại Cung thể thao dưới nước bị ảnh hưởng. Theo dự kiến ban đầu, nhà thầu sẽ bàn giao trọn vẹn công trình (bao gồm cả nâng cấp lẫn lắp đặt trang thiết bị) vào giữa tháng 4.2022. Tuy nhiên, hiện tại, toàn bộ thiết bị phục vụ môn nhảy cầu, bơi và và lặn vẫn chưa có mặt ở Việt Nam. Đây là thiết bị của hãng Omega nhập khẩu từ châu Âu, qua đại lý tại Trung Quốc, sau đó mới nhập vào Việt Nam. Do Covid-19 nên việc nhập thiết bị rất khó khăn dù các đơn vị có liên quan đã và đang tích cực giải quyết nhưng chưa được.
Cung thể thao dưới nước xây dựng từ năm 2002 |
MINH TÚ |
Có 3 môn nhảy cầu, bơi và lặn tổ chức ở Cung thể thao dưới nước |
MINH TÚ |
Một đại diện của ngành thể thao cho biết: “Ngày 6.5, các đội tuyển nhảy cầu trong khu vực sẽ có mặt ở Cung thể thao dưới nước, chuẩn bị cho thi đấu bắt đầu vào ngày 8.5.
Với môn nhảy cầu, nội dung đơn sẽ có 9 trọng tài còn nội dung đôi sẽ có 11 trọng tài. Các trọng tài chấm điểm thông qua hệ thống điện tử, sau đó dữ liệu được đưa vào phòng kỹ thuật, để cho ra kết quả cuối cùng của mỗi VĐV, mỗi cặp VĐV. Việc lắp đặt các bảng điện tử cho cả bơi và nhảy cầu phải tiến hành trong 3 ngày, sau đó phải được vận hành thử mới nghiệm thu được. Hệ thống thiết bị của hãng Omega đã từng được sử dụng ở Việt Nam nhưng đó là cách đây gần 20 năm còn hiện tại, hệ thống này chắc chắn sẽ khác, hiện đại hơn. Nếu không cho vận hành thử thì đến khi thi đấu, sẽ xảy ra trục trặc và không kịp xử lý.
Tương tự môn bơi (bơi từ 14 - 19.5, lặn từ 21 - 22.5), cũng phải có các bảng điện tử gắn ở dưới nước, chỗ đầu bể và cuối bể để VĐV bơi được vòng nào, bấm vào bảng vòng đó để trọng tài chấm điểm. Đã có nhiều mốc thời gian được đưa ra, là ngày 10.4, 15.4, 21.4, 23.4, trang thiết bị sẽ có mặt ở Hà Nội nhưng các mốc đều qua mà máy vẫn chưa về. Thời gian đã quá gấp gáp. Chúng tôi vô cùng âu lo”.
Trong trường hợp hệ thống điện tử tại Cung thể thao dưới nước không về kịp, buộc các trọng tài sẽ phải sử dụng đồng hồ bấm tay để tính thành tích cho VĐV.
Bình luận (0)