Những kế hoạch bỏ dở
Vừa sang tháng Một, Minh Hương (24 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) đã lên xong danh sách những điều muốn thực hiện trong năm mới (new year resolutions). Song, dù cố gắng lên kế hoạch chi tiết đến mức nào, Hương cũng phải thú nhận rằng không phải năm nào cô cũng hoàn thành được.
"Hầu như đầu năm nào mình cũng viết bảng mục tiêu năm mới. Từ những điều nhỏ nhặt như thay đổi một thói quen đến các kế hoạch lớn như công việc, tài chính. Năm nào suôn sẻ mình thực hiện được một nửa, còn không nhiều kế hoạch mình bỏ dở chỉ vài tháng sau khi đặt ra" - Minh Hương kể.
Minh Hương không phải trường hợp hiếm hoi bỏ dở các kế hoạch năm mới. Theo báo cáo của U.S News and World, tỷ lệ thất bại với các kế hoạch đầu năm vào khoảng 80% chỉ khoảng vài tuần sau năm mới cho đến giữa tháng Hai.
Có nhiều lý do giải thích cho việc nhiều người không thể thực hiện các mục tiêu đầu năm: Kế hoạch đặt ra không khả thi, không thiết lập những mục tiêu nhỏ hơn để theo sát tiến trình hay chủ yếu để cho vui, không có động lực đủ lớn để theo đuổi mục tiêu.
Vì sao chúng ta không thể kiên trì?
Theo các nhà tâm lý học, trong một thế giới bị bủa vây với mạng xã hội, chúng ta thường bị cuốn theo "instant gratification" (tạm dịch: Những kết quả nhanh chóng) - mọi thứ chúng ta muốn đều được đáp ứng nhanh chóng: Thông tin đầy rẫy trên mạng xã hội, nội dung giải trí nằm gọn trong lòng bàn tay, các dịch vụ giao hàng khiến người ta không phải chờ đợi. Khi kết quả của những kỳ vọng không được đáp ứng nhanh chóng, chúng ta dễ chùn bước nản lòng. Nhiều người đặt mục tiêu năm mới sẽ có cơ thể đẹp nhưng khi tập vài tuần chưa có kết quả sẽ bỏ cuộc, đặt mục tiêu giảm cân nhưng một tháng sau chưa thấy giảm cân nào nên chán nản.
Các chuyên gia cho rằng, thay vì tập trung vào kết quả ngắn hạn dễ gây cảm giác tiếc nuối hay thất bại, hãy nuôi dưỡng tinh thần bền bỉ và hướng tới "delayed gratification" - quan tâm đến đường dài vì không có thành công nào là dễ dàng cả.
Kiên trì là đức tính ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại khi mỗi ngày bạn sẽ luôn nhìn thấy những thành công của người khác và tự soi lại bản thân mình. Nếu không kiên trì, chúng ta sẽ dễ nản lòng.
Thành công không phải lúc nào cũng đến ngay lập tức. Những thành công ngắn hạn, dễ dàng sẽ khiến chúng ta không biết trân trọng nỗ lực của bản thân. Cuộc sống là chuỗi những thất bại và gặt hái liên tục. Chỉ khi chúng ta kiên trì mục tiêu, những điều chúng ta mong muốn mới trở thành hiện thực.
Kiên trì là dì thành công: Vì cuộc sống là một quãng đường dài
Khó khăn luôn là ngọn lửa thử sức bền, những chặng đường dài sẽ tôi rèn một tinh thần vững vàng cho mỗi cá nhân. Không ngại lấm bẩn, chẳng nề hà xước xát, quên đi những mồ hôi đổ trên hành trình dài - băng qua những chông gai và thử thách như vậy, mỗi người sẽ thấy quả ngọt của thành công. Đó cũng là thông điệp OMO muốn truyền tải trong câu chuyện cuối năm - "Kiên trì là dì thành công".
Mượn câu thành ngữ vốn quen thuộc với người Việt "thất bại là mẹ thành công", nhãn hàng OMO mong muốn truyền một tinh thần mới mẻ hơn trong năm mới, để mỗi người nhìn vào khía cạnh tích cực của cuộc sống - "sự kiên trì", thay vì chỉ hướng về thất bại.
Kiên trì sẽ mở lối thành công nhưng theo đuổi mục tiêu tới cùng là điều không dễ dàng. Để thấy mình không đơn độc trên hành trình này, hãy dành những khoảng thời gian cuối năm cùng đón xem chương trình Hi vọng 2025. Mỗi câu chuyện được kể trong chương trình là mỗi tấm gương kiên trì nuôi hi vọng, kiên định trên hành trình đã chọn để một ngày tỏa sáng thành công và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Hơn cả một chương trình đầu năm, Hi vọng 2025 như một cuốn sách mở ra những chương cuộc đời của biết bao con người đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, kiên trì với mục tiêu để thành công trên con đường đã chọn. Con đường đi sẽ có lúc chông chênh, có lúc đầy hoài nghi, có lúc cũng nản lòng nhưng chỉ cần nằm lòng hai chữ "kiên trì", ắt có ngày cuộc đời sẽ đơm hoa.
Bình luận (0)