TP cũng dành 3 tháng còn lại của năm 2021 để tri ân các lực lượng, tổ chức, cá nhân đã đến hỗ trợ trong đợt cao điểm.
Nhiều chiến sĩ trên mặt trận tuyến đầu chống dịch đã bị nhiễm, thậm chí hy sinh để giành lấy những ngày tháng yên bình cho hơn 10 triệu dân TP. Chỉ riêng lực lượng vũ trang, thống kê của Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết đã có hơn 1.200 cán bộ, chiến sĩ, dân quân bị lây nhiễm và một người hy sinh khi tham gia phòng chống dịch. Vượt qua đau thương, nhiều chiến sĩ, nhân viên y tế khi khỏi bệnh lại tiếp tục công việc của mình.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trao Huy hiệu TP.HCM cho bác sĩ thuộc đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hỗ trợ chống dịch Covid-19 |
SỸ ĐÔNG |
Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chuỗi hoạt động tri ân của lãnh đạo TP.HCM thay mặt người dân TP là những tình cảm đáng trân trọng và không biết bao nhiêu cho đủ, bao nhiêu mới vơi lấp được những đau thương, mất mát phía sau “cuộc chiến”. Những lời cảm ơn là cần thiết nhưng chừng đó chưa đủ.
Người dân TP.HCM có thể làm được nhiều hơn bằng những hành động của mình để những “người lính” không phải quay lại TP để chống đỡ thêm một đợt “tấn công” nào mới. Những hành động thật đơn giản như tuân thủ nguyên tắc 5K, quan trọng nhất là đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, khai báo y tế đầy đủ tại nơi công cộng có yêu cầu. 5K không chỉ là nguyên tắc mà cần trở thành thói quen để thích ứng linh hoạt, an toàn giữa những diễn biến khó lường của dịch bệnh trong tương lai.
Nữ dân quân gửi con cho người thân, viết đơn xung phong đi chống dịch Covid-19 |
Bên cạnh cảm ơn những hỗ trợ “chí tình, chí nghĩa”, TP.HCM cũng chia sẻ những kinh nghiệm, bao gồm cả những tổn thất của TP để các địa phương khác có thể sử dụng, ứng phó nếu chẳng may dịch Covid-19 ập đến. Dịch bệnh chẳng chừa một ai, chẳng chừa một quốc gia, nên những gì mà người dân làm được đó là sự chuẩn bị về kiến thức và tâm thế để khi tai ương ập đến thì bình tĩnh xử lý.
Bình luận (0)