Thầy giáo sáng tạo đề thi độc đáo với biểu tượng cảm xúc

20/12/2016 10:56 GMT+7

Biểu tượng cảm xúc là phương tiện tương tác rất phổ biến trong môi trường trực tuyến. Công dụng của chúng không chỉ dừng ở đó. Mới đây, một giáo viên ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã biến hóa và sử dụng trong bài thi học sinh.

Bài thi với đầy các biểu tượng cảm xúc của thầy Trịnh Kiện - Ảnh chụp màn hình China Daily

Người nảy ra ý tưởng này là thầy giáo Trịnh Kiện, 34 tuổi, đang dạy ở Trường trung học Thành Đô số 2. Ông đã sáng tạo ra nhân vật Tiểu Vượng, một cậu sinh viên đại học với nhiều nét mặt vui buồn ngộ nghĩnh, theo China Daily.
Sau đó, người thầy này thiết kế câu hỏi gắn với các biểu tượng cảm xúc của Tiểu Vượng. Khi hoàn thành, ông in ra giấy và cho học sinh làm.

tin liên quan

Gặp thầy giáo sáng tạo 'áo kiến thức'
Anh Ma Quốc Đảo, giáo viên Trường THPT Nhân Việt (TP.HCM), đã có ý tưởng sáng tạo ra 'áo kiến thức' để giúp cho học sinh có thể bổ sung kiến thức thông qua việc quan sát.

Ý tưởng này đã được các học sinh hưởng ứng nhiệt liệt. Một số em thậm chí còn đăng nội dung bài kiểm tra lên internet.
“Em luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi là bài kiểm tra. Nhưng các biểu tượng cảm xúc trên đó giờ trông rất buồn cười. Chúng làm em cảm thấy thư giãn”, một trong những học sinh của thầy Trịnh Kiện chia sẻ.
Việc thiết kế các biểu tượng cảm xúc với khuôn mặt của nhân vật Tiểu Vượng không hề đơn giản. Công đoạn này có thể tốn cả ngày. Tuy nhiên, người giáo viên vẫn cố gắng làm vì mong muốn chúng sẽ giúp học sinh giảm căng thẳng.

tin liên quan

Cô gái 8x và dự án hỗ trợ sinh viên du học
'Mình từng rất vất vả để săn học bổng và gặp không ít khó khăn khi sinh sống tại nước ngoài. Vì thế, ngay khi về nước, mình bắt đầu manh nha ý định về dự án Aupair của riêng mình", Thịnh chia sẻ.

“Học sinh trung học đang phải chịu nhiều áp lực và căng thẳng học tập. Tôi mong muốn ý tưởng nhỏ của mình có thể giúp các em cảm thấy dễ chịu hơn và khắc sâu kiến thức hơn”, thầy Trịnh Kiện cho biết.
Ông cho biết ông đang chuẩn bị để thiết kế nhiều biểu tượng cảm xúc hơn cho học sinh trong tương lai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.