|
"Cha đẻ" của những sản phẩm phục vụ giảng dạy
Trong những sản phẩm sáng tạo của thầy Cư, mới nhất là sản phẩm Ứng dụng quang trở vào việc tiết kiệm điện trong lớp học. Với sáng tạo này, thầy Cư đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp TP lần thứ 14.
Sản phẩm nhằm hướng dẫn cho học sinh theo học môn vật lý hiểu được các thiết bị sử dụng chỉ gồm một quang trở, một biến trở. Khi ánh sáng rọi vào lớp học đủ sáng thì đèn chiếu sáng trong lớp học tắt dù HS có thể điều khiển công tắc lớp học. Với biến trở để điều chỉnh độ sáng, trong những lúc có mây che mặt trời, đèn chiếu sáng của lớp học có thể tự động tăng thêm độ sáng. Và sáng kiến này được áp dụng vào thực tế tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám và tiết kiệm được rất nhiều lượng điện không cần thiết.
|
Một trong những sản phẩm khác của thầy Cư là sáng kiến cải tạo đồng hồ đo điện số 964 của bộ thí nghiệm. Bộ đồng hồ 964 dùng để kết nối với hộp công tắc thực hành đo gia tốc rơi tự do, đo hệ số ma sát. Thầy Cư là một trong những báo cáo viên môn lý, chỉ sau ngày đầu tiên khi giáo viên thực hiện bài thí nghiệm thì thấy công tắc bị hư hỏng rất nhiều. Từ đó, thầy Cư xây dựng biện pháp khắc phục sự cố bằng cách tạo ra một bộ công tắc với 2 công tắc riêng, nếu dùng cho đồng hồ màu vàng thì công tắc tương ứng sẽ có tác dụng.
Thêm nhiều sáng tạo khác như: Thí nghiệm dòng điện trên chân không, sự phóng tia điện trong không khí ở điều kiện thường… Thầy Cư cười hiền lành: “16 năm gắn bó với Trường THPT Hoàng Hoa Thám, thầy đã có 6 sản phẩm hoàn thiện, cùng nhiều sản phẩm khác để áp dụng trong công tác giảng dạy. Vật lý mà, là môn học thực nghiệm nên phải xem tận mắt, sờ tận tay thì học sinh mới dễ hiểu được bài học. Lý thuyết mà không thực hành dễ làm học sinh rối và bớt đam mê với môn học, vì vậy mà tôi cứ mày mò rồi có sản phẩm thôi”.
Gian nan trên con đường quay lại với bục giảng
Rất nhiều người thắc mắc, vì sao thầy Cư năm nay đã 56 tuổi, nhưng chỉ gắn bó với Trường THPT Hoàng Hoa Thám 16 năm. Hỏi chuyện, thầy kể lại.
|
Thầy tốt nghiệp ĐH Sư phạm Quy Nhơn năm 1983, sau đó được phân về dạy tại Trường THPT Hòa Vang (Đà Nẵng). Năm 1989, có một đợt tinh giảm biên chế mạnh. Thầy Cư không ở trong diện tinh giảm, nhưng lúc ấy thầy có nghề tay trái là nghề điện-điện tử. Thầy nghĩ nếu là các thầy cô khác nghỉ việc sẽ không biết phải làm gì, còn mình dù gì cũng đi làm thêm kiếm tiền nuôi gia đình được. Vậy là thầy xin tự nguyện nghỉ dạy, dù lòng lúc nào cũng đau đáu với nghề.
Để đỡ nhớ nghề dạy học, thầy vừa làm công việc thi công điện cho các công trình xây dựng, thầy Cư vừa nhận dạy nghề tại các trường nghề của Sở LĐTB-XH TP.Đà Nẵng.
Dù vậy, những năm giảng dạy tại Trường THPT khiến thầy không bao giờ thấy nguôi ngoai. Đến năm 2000, nghe tin Đà Nẵng, có đợt tuyển giáo viên THPT, thầy liền nộp hồ sơ dự tuyển. “Năm ấy đã 40 tuổi mà đi thi lại, làm lại từ đầu, ai cũng cản. Nhưng lúc đó thú thật là nhớ trường, nhớ lớp lắm, nên quyết tâm cao. Tôi học ngày, học đêm để ôn luyện thật kỹ, và đi thi may mắn kết quả là xếp thứ ba trong cuộc thi, và được bố trí vào Trường THPT Hoàng Hoa Thám”, thầy Cư kể lại.
Và đến năm 2005, sau khi đủ thời gian công tác để xét chọn, thầy Cư 11 năm liền đều là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận 4 bằng khen của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng vì những cống hiến của mình đối với ngành giáo dục, 3 bằng khen ở Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp TP.
tin liên quan
Mong ước gì về thầy cô? Trong mắt học trò…Không đao to búa lớn, không mệnh lệnh hành chính, chuẩn giáo viên trong con mắt của học trò rất dung dị nhưng không phải giáo viên nào cũng thực hiện được.
Mới đây, Hội đồng sư phạm Trường THPT Hoàng Hoa Thám cũng đề xuất với Sở GD-ĐT đưa thầy Cư vào danh sách đề cử Nhà giáo ưu tú trong năm học này.
Thầy Nguyễn Quang Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám, chia sẻ: “Thầy Cư là thầy giáo không chỉ tận tụy với nghề, mà rất khiêm tốn với đồng nghiệp, nhẫn nại với học trò và không ngừng sáng tạo kỹ thuật, dù tuổi cao nhưng thầy luôn giữ ngọn lửa đam mê đối với nghề giáo”.
Bình luận (0)