Trách nhiệm của mỗi giáo viên sẽ lớn hơn
Thầy Huy phân tích thêm, trong thời đại công nghiệp, cách dạy học, đáp án trên mạng internet cũng quá nhiều, cả học sinh, phụ huynh đều dễ tiếp cận và so sánh, như vậy nói riêng đối với môn văn cần có sự cởi mở hơn trong việc cảm nhận những bài viết của học sinh. “Quan điểm của chúng tôi là không gò bò các học sinh theo quan điểm của thầy cô, mà sẽ mở rộng góc nhìn cho các em. Thầy cô chỉ định hướng, mỗi em sẽ có những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó. Miễn là quan điểm đó không đi ngược lại đạo lý, tư tưởng chuẩn mực xã hội”, thầy Huy nói.
Học trò giỏi và hỏi nhiều là động lực
Cô Nguyễn Phạm Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho hay trong thời đại 4.0, Facebook và mạng xã hội khác là phương tiện rất hữu ích có thể hỗ trợ nhiều cho giáo viên nếu sử dụng đúng mục đích. Bản thân Facebook sẽ không có gì sai nếu chúng ta sử dụng và kiểm soát việc dạy học hiệu quả.
|
“Về phương diện cá nhân, ngoài những giờ dạy và học trên lớp, thầy cô và học sinh có thể hiểu nhau hơn về đời sống thường ngày, hoặc dùng mạng xã hội để lưu giữ những hình ảnh và kỷ niệm đẹp của lớp, từ đó sẽ dễ dàng có sự cảm thông, đoàn kết, chia sẻ và hiểu nhau hơn. Về mặt chuyên môn, giáo viên có thể tận dụng ưu thế của mạng xã hội để giúp học sinh tự học, củng cố và nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu thông tin thêm ngoài bài học. Giáo viên và học sinh có thể chia sẻ nhiều thông tin trực quan bằng hình ảnh sinh động hoặc những đường links hữu ích, dễ gây hứng thú hơn cho học sinh qua việc thành lập nhóm học tập trên Facebook, điều này cũng có thể giải quyết khuyết điểm về thời gian quá ngắn ngủi trên lớp, không đủ để học sinh tìm hiểu sâu rộng về bài học”, cô Trang phân tích.
tin liên quan
Vai trò của người thầy trong thời đại 4.0Cô Trang thông tin, hiện tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đang triển khai phương pháp học tương tác giữa giáo viên và học sinh qua trang web Trường học kết nối của Bộ GD-ĐT ban hành, học sinh không chỉ thụ động nhận thông tin một chiều từ giáo viên mà mỗi em cũng được hướng dẫn tạo tài khoản để cùng tương tác hai chiều với các thầy cô của mình. Cả giáo viên và các học trò đều đang hào hứng với kiểu học mới này.
Bản thân thầy Huy và cô Trang đều thừa nhận, thế hệ học trò hôm nay có nhiều kênh tiếp cận thông tin, nhiều em rất xuất sắc, có những câu hỏi rất thông minh tới thầy cô, điều này buộc các thầy cô cũng phải cập nhật, trau dồi thêm cho mình mỗi ngày.
“Chúng tôi phải luôn cập nhật thông tin và công nghệ. Học trò giỏi đòi hỏi thầy cô cũng phải làm sao để luôn khiến học trò phải tâm phục khẩu phục. Học trò giỏi, hay thích hỏi giáo viên vừa là áp lực, vừa là động lực để thầy cô phải luôn tự cập nhật kiến thức không chỉ riêng bộ môn mình đang dạy, mà cả về các lĩnh vực khác nữa”, cô Trang nói.
|
Thầy Lê Minh Đức, giáo viên dạy vẽ tại Trung tâm Mỹ Thuật thiếu nhi Top Art, Q.10, TP.HCM, cho hay học sinh tại trung tâm từ 4 tới 16 tuổi, có những bé rất ít tuổi nhưng kiến thức rất phong phú do được tiếp cận sớm với internet, dù đang học vẽ có thể thắc mắc những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác.
“Với những em nhỏ, cách trả lời đôi khi quan trọng hơn là những thông tin mình có thể mang lại cho các em. Các em mong muốn câu trả lời mình đưa ra được tôn trọng, lắng nghe, do đó nếu mình tận tình lắng nghe các em, tìm ra một câu trả lời hợp lý nhất để các em cảm thấy muốn hỏi tiếp lần sau nữa, đó là thành công”, thầy Lê Minh Đức cho hay.
Thầy trò thời 4.0
Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi hành vi, thói quen và thậm chí cả quan hệ, tình cảm của con người. Trong dòng chảy đó, tình cảm thầy - trò, mối quan hệ rất được tôn trọng ở Việt Nam, có những đổi thay gì so với trước?
Trò có còn “kính nhi viễn chi” thầy, trong khi ngày nay thầy cô cũng “selfie” và đưa hình lên mạng xã hội tưng bừng như trò; cuộc sống, sinh hoạt của giáo viên đều được học trò “giám sát” thông qua mạng xã hội hay các công cụ hỗ trợ của công nghệ? Thầy cô còn độc quyền trao kiến thức cho trò khi hiện nay người học có biết bao phương tiện để nâng tầm hiểu biết? Việc dạy và học cũng đổi thay, không còn phụ thuộc vào bảng đen, phấn trắng vào việc cầm tay chỉ việc của thầy nữa, liệu có làm nhạt phai chút nào lòng tôn sư trọng đạo? Tình cảm thiêng liêng, sẻ chia, gắn bó của thầy trò có bị tác động nào trong khi nhiều nơi đã sẵn sàng đưa robot làm thay vị trí của giáo viên?...
Báo Thanh Niên đến với ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 năm nay, bằng những chia sẻ, ý kiến, quan điểm, ghi nhận… về mối quan hệ thầy - trò trong bối cảnh xã hội bị tác động rất lớn bởi công nghệ và hơn bao giờ hết khái niệm “công nghiệp 4.0” đã trở nên quen thuộc.
Với chủ đề Thầy trò thời 4.0, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến tham gia của bạn đọc. Bài viết xin quý thầy cô, bạn đọc gửi về địa chỉ [email protected]. Bài sẽ đăng trên website của Báo Thanh Niên.
Các bài viết đăng tải sẽ được chi trả nhuận bút theo quy định của báo.
|
Bình luận (0)