Kết thúc năm 2021, The CrownX (TCX) đạt doanh thu 58.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 65% doanh thu thuần hợp nhất của Masan năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực cho đà tăng trưởng trong năm tài chính 2022 của TCX. Doanh thu thuần dự kiến của của công ty này sẽ đạt từ 68.000 - 76.000 tỉ đồng trong năm sau, chiếm tỉ trọng 85% tổng doanh thu Tập đoàn.
Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm tại hệ sinh thái của Masan |
WCM đã sẵn sàng bước vào giai đoạn mở rộng quy mô?
Kể từ khi ra đời năm 2014, hệ thống bán lẻ VinCommerce (nay là WinCommerce) phát triển mạnh mẽ về mặt quy mô, trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam khi sở hữu mạng lưới gần 3.000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ tại 60 tỉnh/thành trên cả nước. Nhưng chỉ đến khi về tay Masan vào cuối năm 2019, WinCommerce mới thực sự bước vào giai đoạn cải thiện hiệu quả.
Người dân mua sắm thực phẩm tươi sống tại cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall |
“WinCommerce là hệ thống lớn, chúng tôi không thể tái cấu trúc quá nhanh mà phải từ từ để sự vận hành ổn định và đảm bảo chất lượng phục vụ người mua hàng”, ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan chia sẻ tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2020 của Masan Group.
Sự “từ từ” đó dựa trên một trong những ưu tiên chiến lược chính của Masan - phát triển WCM trở thành nền tảng bán lẻ sở hữu các thương hiệu mạnh, lọt TOP 50 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
Sau 2 năm được Masan mua lại, chiến lược tái cấu trúc và cải thiện hiệu quả hoạt động của WinCommerce đã mang lại “trái ngọt” đúng như lời ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group từng chia sẻ. WCM đạt doanh thu thuần 30,9 ngàn tỉ đồng năm 2021, Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song nhà bán lẻ này vẫn nỗ lực khai trương 388 cửa hàng WinMart+ vào năm 2021, trong đó có 284 cửa hàng được mở mới trong Quý 4.2021. Với tiến độ này, Ban lãnh đạo Masan Group tin tưởng WCM sẽ hoàn thành kế hoạch mở rộng cửa hàng vào năm 2022.
Masan sở hữu nhiều thương hiệu FMCG được người tiêu dùng yêu thích |
Các cải tiến tiêu biểu được WCM thực hiện bao gồm: tối ưu hóa danh mục sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng tươi sống trên cả hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+, điều chỉnh mô hình hoạt động nhánh cửa hàng tiện lợi, tập trung vào khai trương các cửa hàng WinMart+ đa tiện ích, tích hợp Techcombank, Kiosk Phúc Long, dược phẩm và mạng di động Reddi,... Đây chính là chương đầu tiên trong chiến lược thiết lập nền tảng Point-of-Life đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trên một nền tảng xuyên suốt từ trực tiếp đến trực tuyến. Đồng thời, nhà bán lẻ này cũng chính thức triển khai nhượng quyền WinMart+ sau khi đã tìm ra “công thức thành công” cho chuỗi cửa hàng này.
Về những bước đi này của Masan, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nhận định, mô hình cửa hàng đa tiện ích đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng hiện đại, cùng với đó, nhượng quyền WinMart+ sẽ giúp Masan tăng cả sức hấp dẫn và độ phủ thương hiệu.
WCM cho biết sẽ hoàn tất chuyển đổi thương hiệu thành WinMart/WinMart+ trong quý 1 năm nay. Cùng với bộ nhận diện thương hiệu mới, công ty đã sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều chiến lược đột phá.
Masan Consumer Holdings tăng trưởng doanh thu 20%
Theo báo cáo kết quả kinh doanh cả năm 2021 vừa được Masan công bố, doanh thu thuần MCH năm 2021 và Quý 4.2021 tăng lần lượt 20% và 32,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 28.764 tỉ đồng và 10.070 tỉ đồng.
Hiện có gần 3.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ trên cả nước |
Động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và sức mạnh cộng hưởng từ WCM khi cùng nằm trong hệ sinh thái The CrownX. Sở hữu cả công ty sản xuất hàng tiêu dùng tên tuổi và nhà bán lẻ hàng đầu, The CrownX có thể tối ưu từ khâu sản xuất đến phân phối.
Đơn cử, khi Masan Consumer Holdings ra mắt các sản phẩm mới, The CrownX có thể lập tức thu thập phản hồi từ khách hàng thông qua hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+. Ở chiều ngược lại, hoạt động sản xuất giúp cho WinCommerce có nền tảng phát triển nhãn hàng riêng, tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các nhà bán lẻ khác.
Không chỉ dừng lại ở WinCommerce và Masan Consumer Holdings, hệ sinh thái của The CrownX ngày càng được mở rộng thông qua các thương vụ M&A và chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu. Sở hữu tiềm năng lớn, The CrownX liên tục thu hút vốn từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Từ khi thành lập vào năm 2020, nền tảng bán lẻ - tiêu dùng này đã huy động tổng cộng 1,5 tỉ USD.
Ban lãnh đạo Masan dự kiến doanh thu thuần năm 2022 của MCH sẽ đạt mức 34.000 - 40.000 tỉ đồng, tăng 18 - 39% so với năm 2021. Động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa, tăng trưởng ở các ngành hàng cốt lõi và phát kiến mới, cùng với việc gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi WCM và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại khác
Hai mảnh ghép quan trọng khác của The CrownX là Phúc Long và mạng di động Reddi. Phúc Long thể hiện sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ với khi tích hợp mô hình Kiosk vào WinMart+. Chiến lược này giờ đây sẽ tăng tốc hơn nữa khi Phúc Long trở thành công ty thành viên của Masan khi Tập đoàn này vừa nâng tổng tỉ lệ sở hữu tại Phúc Long lên 51%. Về phía mạng di động Reddi, dù còn non trẻ nhưng lại sở hữu tiềm năng lớn khi tận dụng được nền tảng “khủng” của hệ sinh thái Masan. Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí nhờ ưu đãi hoàn tiền khi mua sắm trên toàn hệ sinh thái của Masan.
Phúc Long sở hữu tập khách hàng trẻ, có phong cách sống hiện đại |
Nhờ chiến lược bài bản và kết quả kinh doanh khả quan, các công ty chứng khoán đều đánh giá cao triển tăng trưởng của cổ phiếu MSN trong năm 2022. HSBC đưa ra giá mục tiêu MSN ở mức cao nhất là 200.000đ/cổ phiếu và không đổi so với báo cáo công bố trước đó vào ngày 7.1. PetroVietnam Securities và Japan Securities dự phòng giá cổ phiếu MSN lần lượt là 197.000/ cổ phiếu và 195.000/cổ phiếu.
Bình luận (0)