Tổ chuyên gia cố vấn của WHO đề xuất sử dụng 2 loại thuốc điều trị Covid-19: thứ nhất của Hãng Eli Lilly; thứ hai của liên danh GlaxoSmithKline và Vir (GSK-Vir) cho các đối tượng bệnh nhân Covid-19 khác nhau.
Thêm liệu pháp chống Covid-19
Theo đề xuất đăng trên chuyên san y khoa BMJ (Anh), các chuyên gia WHO đề nghị sử dụng thuốc baricitinib của Hãng Eli Lilly kèm với corticosteroid để điều trị những trường hợp mắc bệnh Covid-19 nặng hoặc trong giai đoạn nguy kịch. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy tổ hợp baricitinib và corticosteroid nâng cao tỷ lệ sống sót và giảm nhu cầu phải sử dụng máy thở ở người bệnh nặng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia WHO cũng đề xuất liệu pháp kháng thể Sotrovimab (GSK-Vir) cho những người mắc Covid-19 và có nguy cơ diễn tiến nặng ở mức phải nhập viện. Nhóm đối tượng được đề nghị sử dụng liệu pháp này là người cao tuổi, người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch, người bị những bệnh mạn tính như tiểu đường.
Số ca Covid-19 tại Ấn Độ đang tăng mạnh trở lại |
AFP |
Liệu pháp kháng thể của GSK-Vir cũng là loại duy nhất cho đến nay chứng tỏ hiệu quả trước biến thể Omicron trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, WHO chưa rõ mức độ hiệu quả đến đâu và sẽ cập nhật thông tin ngay khi có thể.
Trước đó, WHO chỉ phê chuẩn 3 liệu pháp điều trị Covid-19. Đầu tiên là corticosteroid dành cho người bệnh nặng, đề xuất từ tháng 9.2020. Đến tháng 7.2021, WHO tiếp tục thông qua các loại thuốc tocilizumab và sarilumab. Đây là hai loại thuốc chứa chất ức chế IL-6, áp chế phản ứng thái quá ở mức nguy hiểm của hệ miễn dịch trong lúc cơ thể chống chọi SARS-CoV-2.
Virus Covid-19 giảm 90% khả năng lây chỉ sau 20 phút trong không khí |
Ngoài ra, WHO cũng đã “bật đèn xanh” đối với liệu pháp kháng thể Regeneron, dành cho người bệnh Covid-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình nhưng có nguy cơ chuyển nặng và nhập viện. Đến nay, WHO cập nhật hướng dẫn mới, xác nhận Sotrovimab có thể được dùng như Regeneron.
Châu Á chứng kiến làn sóng dịch tăng lại
Thông tin trên được đưa ra vào thời điểm số ca Covid-19 do biến thể Omicron được phát hiện tại 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo AFP. Nó nhanh chóng thay thế Delta thành biến thể chủ lực gây bệnh tại một số nước.
Hôm qua, làn sóng dịch tại châu Á cũng tăng mạnh. Ngày 14.1, Hàn Quốc ghi nhận 4.542 ca mới và 49 ca tử vong trong vòng 24 giờ. Hiện 659 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, và thêm 510 ca nhập viện/ngày. Số ca mới tại Nhật Bản là 18.673 trường hợp, Thái Lan (8.158), Pakistan (3.567), Ấn Độ (264.202), Malaysia (3.684) và Trung Quốc (201).
Hồng Kông cấm quá cảnh gần như khắp thế giới
Hôm qua, chính quyền Hồng Kông công bố lệnh cấm quá cảnh từ ngày 16.1 đối với các chuyến bay đến từ 153 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là nhóm nước/vùng lãnh thổ được Hồng Kông xếp vào nhóm A. Trong trường hợp nhập cảnh, các hành khách nằm trong danh sách này phải cách ly 21 ngày theo yêu cầu phòng dịch của đặc khu hành chính Trung Quốc.
Trước đó, 8 nước thuộc nhóm A gồm: Úc, Canada, Pháp, Ấn Độ, Philippines, Pakistan, Anh và Mỹ đã thuộc nhóm bị cấm các chuyến bay đến Hồng Kông. Bên cạnh đó, Hồng Kông đóng cửa 15 loại hình dịch vụ, bao gồm: quán bar, quán rượu, rạp chiếu phim, phòng tập gym, cơ sở làm đẹp… Nhà hàng không được phép nhận khách sau 18 giờ hằng ngày. Trường mẫu giáo và tiểu học cũng đóng cửa.
Trong một diễn biến liên quan, nhóm nước thu nhập thấp đã từ chối tiếp nhận nhiều lô vắc xin Covid-19 được phân bổ theo chương trình chia sẻ vắc xin COVAX, theo Reuters dẫn thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Lý do là vắc xin được chuyển giao cận ngày hết hạn.
Chậm tiêm vắc xin, Ba Lan vượt mốc chết chóc 100.000 ca tử vong vì Covid-19 |
“Chỉ tính riêng tháng 12.2021, hơn 100 triệu liều đã bị từ chối”, bà Etleva Kadilli, Giám đốc bộ phận cung ứng của UNICEF, cho biết.
Đến cuối năm 2021, Liên minh châu Âu đã chia sẻ 380 triệu liều cho các nước nghèo, nhưng chỉ có khoảng 255 triệu liều được chuyển giao, theo số liệu của Ủy ban châu Âu.
Bình luận (0)