Thay đổi thói quen mua tranh
Năm 2018, thế giới đã chứng kiến lần đầu tiên một tác phẩm hội họa do trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tác được bán với giá 432.500 USD (khoảng 10 tỉ đồng) trong phiên đấu giá tại Hãng Christie’s (New York, Mỹ).
tin liên quan
60 bức tranh của họa sĩ Việt Nam và HungaryTheo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim-Khôi: “Việc mua tranh online hiện nay là một hình thức rất tốt để tranh đến gần người sưu tầm hơn”. Tuy nhiên, việc mua bán và đấu giá tranh qua mạng đặt ra vấn đề về tính thật - giả và chủ sở hữu tranh. “Chuyện thẩm định tranh không bằng mắt thường, trực tiếp mà chỉ qua hình ảnh sẽ khó có thể đưa ra nhận định chính xác. Nhà sưu tập phải nhìn thấy tranh mình muốn mua trước đấy, nhận ra những vết tích không thể giả được trên tranh thì mới sẵn sàng đưa ra những quyết định trong kỳ đấu giá online”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim-Khôi lưu ý.
|
Cần nắm nguyên tắc cơ bản
Khi sàn đấu ở xa không có buổi offline hoặc chỉ đấu online, người đấu giá không được xem trực tiếp tranh sẽ khó thẩm định mức độ tin cậy. Một vấn đề nữa là tranh chụp lại có thể có màu sắc sai lệch so với tranh thật.
Về phần người mua, một số người nghĩ mạng là ảo nên cứ vào đấu giá, mua tranh rồi cuối cùng lại “cắt đứt” liên lạc với nhà môi giới hay họa sĩ. Những điều đó đặt ra vấn đề với cả họa sĩ và người yêu nghệ thuật: họ phải nắm rõ những nguyên tắc căn bản trong việc đấu giá tranh online.
|
Anh Nguyễn Đức Tiến, người từng tham gia 3 khóa học online tại Học viện Nghệ thuật Sotheby's (New York, Mỹ), chia sẻ về cách thức và một số kinh nghiệm khi tham gia mua bán online tại các sàn giao dịch nước ngoài: “Sau khi nhận được catalogue giới thiệu tranh của nhà đấu giá, người mua sẽ tìm kiếm tranh với thông tin: tác phẩm, tác giả, chất liệu, năm sáng tác, giá, và quan trọng nhất là thông tin về nguồn gốc tác phẩm. Xem tác phẩm đã từng được đấu giá trước đó ở sàn nào, thời điểm đấu giá, hay thuộc về nhà sưu tập nào trước đó. Nếu thiếu thông tin nào thì phải chủ động tìm nguồn thông tin đó ở nơi tin cậy như là các tổ chức hiệp hội nghệ sĩ của các nước châu Âu - Anh, Pháp, Mỹ, những nơi thường lưu dữ liệu đấu giá. Nếu tranh từng thuộc sở hữu của một gallery nào trước đó, có thể gửi thư để hỏi hoặc vào website của họ xem gallery đó có thực sự tồn tại hay đã từng sưu tập tranh của họa sĩ đó hay không”.
Thưởng thức nghệ thuật từ xa
Hai nhà đấu giá Christie's và Sotheby's đều có phòng tranh ảo, mà khi người yêu nghệ thuật tiếp cận thì có thể xem các tác phẩm với đầy đủ thông tin chi tiết từ nghệ sĩ, mức giá...
Công nghệ còn giúp người yêu nghệ thuật và các thế hệ họa sĩ đi sau thuận tiện hơn khi muốn nghiên cứu, học hỏi. Anh Nguyễn Đức Tiến chia sẻ: “Ở VN, gần đây họa sĩ Nguyễn Quốc Huy đã áp dụng công nghệ quay định dạng 3D lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây của Hãng Matterport (Mỹ) trong triển lãm tranh sơn mài Miền cổ tích. Tất cả các bức tranh đã quay và lưu trữ là cơ sở để người sưu tầm có thể tra cứu, đối chiếu ở bất cứ thời điểm nào, nơi nào. Nếu có họa sĩ nào vẽ thêm phiên bản thì cũng không thể giấu được”.
|
Bình luận (0)