Và rồi bạn đột nhiên trở nên “thù hằn cả thế giới”, chán nản, chây lười, không màng cố gắng nữa bởi giờ đây có cố gắng thì cũng đâu còn “nghĩa lý” gì nữa. Chớ vội buông xuôi nhé, bởi bạn hoàn toàn có thể chuyển bại thành thắng chỉ bằng việc thay đổi tư duy một chút.
Hãy tự hỏi bản thân 4 câu dưới đây để biến năng lượng tiêu cực thành động lực tích cực nhé.
Không phải ai cũng nhận ra mình đang chán ghét hay hài lòng với công việc hiện tại. Nếu thấy bản thân gặp phải những dấu hiệu sau đây thì đã đến lúc bạn cần phải thay đổi công việc ngay.
Mình có thật sự muốn thứ mà anh/cô ấy đạt được không?
Đồng nghiệp được thăng tiến vào vị trí mà bạn mong muốn và bạn cực kỳ khó chịu vì điều đó. Nhưng, thử nghĩ lại xem nào: liệu bạn có thật sự muốn những trách nhiệm mà một người quản lý sẽ phải đảm đương, kể cả những cuộc họp ngoài giờ không biết khi nào mới kết thúc và cả việc tốn rất nhiều thời gian để giám sát công việc của người khác không?
Nếu đào sâu về mặt cảm xúc, bạn sẽ khám phá ra rằng bạn không thật sự muốn vị trí đó. Tuy nhiên, điều đó có thể giúp bạn nhận ra điều bạn hằng tìm kiếm. Có nghĩa là, bởi bạn không thích những trách nhiệm kèm theo khi được thăng chức, điều bạn thực sự cần chính là những cơ hội mới và được công nhận, trân trọng vì nỗ lực bạn đã bỏ ra. Tóm lại, hãy dành thời gian để làm rõ mục tiêu của mình và dành thời gian, công sức để chinh phục điều đó.
|
Mình có thể tạo ra sự thay đổi gì?
Nếu bạn đã dành thời gian để tìm ra điều gì thực sự cần trong sự nghiệp (nhiều trách nhiệm hơn, được biết đến nhiều hơn, nhiều cơ hội lãnh đạo hơn), hãy tập trung vào con đường có thể dẫn bạn đến mục tiêu ấy ngay lập tức.
Bắt đầu với những bước đơn giản như tình nguyện làm việc ở nhiều dự án khác nhau, mạnh dạn nói lên ý tưởng của mình, hoặc đăng kí một lớp học kĩ năng mới. Sau đó, bạn sẽ tiến dần đến những bước lớn hơn, quan trọng hơn khi thấy cần thiết. Chẳng hạn như nếu các lãnh đạo của tổ chức, công ty bạn đều có bằng thạc sĩ, hãy tìm kiếm xem công ty có chương trình đề cử nhân viên đi học hay không, hoặc xem xét các nguồn lực khác xem nào.
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp là điều ai cũng muốn. Nếu bạn được một lãnh đạo tài ba, khiêm nhường, đầy nhiệt huyết chỉ dẫn sẽ gặt hái nhiều thành công lớn trong sự nghiệp cũng như có những kinh nghiệm xương máu.
Dù bước nhanh hay bước chậm, hãy cứ tập trung vào mục tiêu của bạn và rồi những gì còn lại trong bạn chỉ là tư tưởng mới, tích cực chứ không phải là sự đố kỵ nữa. Một khi bạn thôi “lầy” trong mớ cảm xúc tiêu cực và bắt tay vào làm, sự tập trung và động lực của bạn sẽ trở lại và “lợi hại” hơn bao giờ hết.
Team của mình sẽ nghĩ gì nhỉ?
Khi bạn đã hình dung được thứ mình muốn đạt được, hãy làm một cuộc khảo sát nho nhỏ với sếp và đồng nghiệp, bởi họ sẽ giúp bạn xác định được thế mạnh và điểm yếu của bản thân.
Hãy hỏi họ một số câu hỏi như: Làm sao để tôi có thể đóng góp nhiều hơn? Anh/chị muốn tôi đóng góp nhiều hơn về mặt nào? Điều anh/chị không muốn tôi làm là gì? Những kĩ năng mới nào tôi nên học để hỗ trợ cho team?
Hãy lắng nghe để biết bạn cần phát triển ở mảng nào và đừng quên cảm ơn những người đã dành thời gian để cho bạn câu trả lời hữu ích. Những cuộc đối thoại này cũng có thể gợi mở ra trong bạn nhiều ý tưởng hay ho để thay đổi cho phù hợp với cơ hội mới hơn.
Nhìn lại bản thân xem mình có mắc phải 11 lỗi dưới đây không và hãy nhanh chóng khắc phục để sớm thành công bạn nhé.
Ai có thể giúp mình tiến bộ hơn?
Những người giỏi luôn vận động không ngừng để chứng tỏ bản thân và sau đó từ từ tìm cách hạn chế những điểm yếu. Và tất nhiên, mỗi người chúng ta ai cũng có những điểm hạn chế, buộc ta phải trau dồi mỗi ngày. Đừng quá lo lắng khi bạn chỉ mới ở xuất phát điểm trong sự nghiệp. Hãy tìm một ai đó có kinh nghiệm, kỹ năng ở lĩnh vực bạn còn yếu và nhờ họ “huấn luyện” cho bạn.
Người đó có thể là sếp, đồng nghiệp hay người hướng dẫn (mentor) của bạn. Còn nếu yếu về kỹ thuật, công nghệ? Hỏi một anh bạn IT hay đăng ký một khóa học “xóa mù công nghệ” ngay nào! Công việc của bạn cần phải thuyết trình khá nhiều? Lớp dạy kĩ năng nói chuyện trước công chúng là nơi dành cho bạn đấy.
Tóm lại, tập trung vào cảm xúc của bản thân không phải là xấu, bởi nếu được định hướng đúng, nó sẽ giúp bạn phát triển bản thân và tiến bộ không ngừng.
Lần tới, nếu bạn lại cảm thấy ghen tị vì một ai đó hay một điều gì đó, hãy tận dụng cảm xúc tiêu cực đó để xác định xem bản thân bạn muốn phát triển hơn nữa như thế nào về cả mặt sự nghiệp và mặt đời sống cá nhân nữa. Và rồi, đừng quên hành động ngay nhé!
Bình luận (0)