Với nhiều sinh viên, ranh giới từ bạn bè thân tình đến 'kẻ thù' không đội trời chung vô cùng mong manh. Thực tế có rất nhiều trường hợp đang thân thiết bỗng dưng một ngày ghét cay ghét đắng nhau.
Ở chung và xài chung
Dù được gia đình khuyên vào xin ở ký túc xá cho gần trường, được ở chung với bạn bè cùng lớp dễ trao đổi chuyện học tập, thế nhưng N.Đ.L., sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, vẫn bỏ ngoài tai để ở trọ ngoài với người bạn đồng hương, cách xa trường hơn 45 phút đi xe máy.
“Đó là đứa bạn chí cốt từ nhỏ đến lớn. Nhà lại cùng xóm với nhau. Nó (bạn L. - PV) học Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ở trọ trên đường Bùi Đình Túy, Q.Bình Thạnh. Mình nhập học muộn hơn nên khi vào là ở chung luôn”, L. kể.
Mỗi khi V. đến phòng trò thăm Y. anh chàng đều nói chuyện với Tr. -cô bạn cùng phòng với người yêu. Đùng một ngày, V. và Y. chia tay, mọi người choáng khi phát hiện người yêu mới của V. chính là Tr. - bạn cùng phòng Y.
|
L. bức xúc kể tiếp: “Dù là ở chung nhưng đâu phải muốn xài đồ đạc của nhau là được. Vậy mà nó chẳng bao giờ hỏi ý kiến, cứ ngang nhiên sử dụng. Lúc thì laptop, lúc thì xe máy. Có khi nó lấy đi lúc mình đang ngủ, thức giấc cứ tưởng trộm vô nhà”.
Cũng theo chàng sinh viên Bách khoa này thì: “Ngay cả dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm mà cũng bị lấy xài chung. Có sáng vừa dậy vô định đánh răng đi học, thấy bàn chải ướt ướt, dao cạo dính râu tùm lum. Nó nhìn cười 'tao quên mua nên xài tạm của mầy'. Lúc đó tức muốn điên nhưng chỉ biết nín nhịn”.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng các bạn trẻ cần trang bị cho bản thân
những kỹ năng để có thể giữ hòa khí khi sống chung, cũng như ứng xử hợp
lý khi xảy ra mâu thuẫn.
|
Tuy nhiên, theo L. thì “sức chịu đựng có giới hạn”, thấy “người bạn chí cốt”, “người bạn thân nhất” ngày càng quá đáng nên “dứt áo ra đi” tìm nơi trọ mới. “Lúc này nó lại trách ngược tại sao bỏ đi ngang, làm nó phải gánh tiền nhà trọ nhiều hơn nên ghét mình luôn. Nó còn nói từ nay chẳng còn là bạn bè của nhau gì cả. Nó chặn cả Facebook hay số điện thoại của mình”, L. kể.
Mất bạn vì không cho mượn tiền
Những tưởng câu chuyện bi hài của Lâm thuộc dạng “có một không hai”; tuy nhiên, khi tiếp xúc với giới sinh viên thì mới biết nhiều vô kể. “Vài phút trước là bạn, rất thân thiết, nhưng có thể chỉ tích tắc vài phút sau, sau vài lời, đã trở thành kẻ thù”, H.P.B., sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, nói.
Giật mình chuyện 'yêu' của sinh viên: Dùng bao ni-lông thay... bao cao su
Ngoài lầm tưởng sử dụng bao ni-lông có thể thay cho bao cao su, các bạn trẻ còn cho rằng chỉ cần hòa nước muối, pha nước chanh hay chuẩn bị sẵn dấm… để rửa trùng vùng kín sau khi quan hệ là có thể ngừa thai.
|
"Khi quyết tâm không cho mượn laptop đi cầm, bạn tức giận chửi, trách 'bạn bè cái thể loại gì khi gặp khó khăn mà chẳng giúp đỡ', 'tao mà là mầy thì tao sẽ vay mượn, cầm cố để giúp bạn đang gặp chuyện'… Và đến khi đồng hồ điểm 18 giờ 30, cũng là lúc mình phải nhận vô số lời cay nghiệt từ người bạn này. Sau này mới vỡ lẽ, bạn mình dính nợ nần phải trả số tiền lớn. Lúc kêu đang rất cần tiền là để ghi đề với hy vọng “cú chót” này nếu trúng sẽ trang trải nợ đang bủa vây. Nhưng vì mình chẳng có tiền để giúp, trong khi đúng chiều hôm đó kết quả xổ số có đến hai con số bạn định 'bao lô'. Vậy là bạn căm phẫn và coi mình như kẻ thù từ đó”, B. nhớ lại.
|
M.A.Th., sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Mình chẳng nhậu được, nên có lần bạn rủ đi nhậu vì buồn, cũng đi chung, cũng tâm sự với bạn. Nhưng chỉ có thể nhấm môi nên bị nó bảo “mầy coi tao chả ra gì thì tao cũng chả cần coi mầy là bạn bè nữa”. Tình bạn hai năm trời mất đi vì lý do nhỏ nhặt như vậy thôi”.
Ngoài ra, có những sinh viên mất bạn vì những lý do lãng xẹt khác, như câu chuyện của T.Q.C., sinh viên Trường ĐH Gia Định kể: “Lúc sinh viên mình biết bạn của mình có mối tình với cô gái khóa dưới. Nó kêu giữ kín bí mật ấy chứ không sẽ làm ảnh hưởng đến tình yêu hiện tại của nó, tất nhiên mình cam kết chả nói với ai. Vậy mà chẳng hiểu sao người yêu đương thời nó biết chuyện, nó cứ nhất quyết cho rằng mình tiết lộ. Giải thích hoài nó cũng chẳng nghe và phán một câu trước khi đi là: “tao căm thù mày”.
Lý do phá thai được nhiều cô gái trẻ đề cập đến hiện nay là khó khăn kinh tế, rào cản tương lai nhưng họ lại sẵn sàng quan hệ tình dục không an toàn với bạn trai chỉ vì: 'Em đâu nghĩ có thai lại dễ thế!'.
Ngoài ra, dù là những đôi bạn thân thiết, nhưng chỉ vì những tính cách khác biệt, ai cũng có cái tôi quá cao, không muốn nhường nhịn người khác… cũng là những nguyên nhân khiến tình bạn tan vỡ.
Có trường hợp mất hết bạn bè thân thiết mà chẳng hiểu vì sao. Như H.T. sinh viên Trường ĐH Văn Lang TP.HCM ta thán “chẳng hiểu sao mà… 'từng người tình bỏ tôi đi như những dòng sông nhỏ'”. “Chẳng hiểu sao mà nhiều đứa bạn ở cùng tôi một thời gian đều ghét bỏ, ngày cùng nhau trọ cùng phòng thì là bạn thân, nhưng ngày ra đi đều là kẻ thù không đội trời chung”, H.T. kể.
Được H.T. cho số điện thoại, phóng viên liên lạc một trong số những người vì “không chịu nỗi phải dứt áo ra đi”. T.C., cho biết: “Ban đầu ở phòng 6 người, cùng học trong trường, có cả khóa trên và khóa dưới. Nhưng số lượng “rơi rụng” dần theo từng tháng. Lý do chỉ vì không thể chịu nỗi những việc làm quá đáng từ H.T. Thời gian đầu tụi mình không biết H.T. là đồng tính. Sau đó phát hiện ra, nhưng cứ nghĩ tính tốt là được, nên chẳng có suy nghĩ phân biệt gì. Nhưng làm sao thể sống trọ chung khi suốt ngày H.T. thản nhiên mở phim đồng tính nam xem, lén lút sử dụng điện thoại quay phim khi người khác đang tắm. Chưa kể có nhiều khi lợi dụng mân mê cơ thể, đặc biệt là những lúc ngủ ban đêm”.
Chuyện bắt đầu khi Y. có người yêu. Chàng trai ấy (tên V.) thường xuyên đến rước Y. đi chơi. Lúc đầu còn ngại ngần nên anh ta chỉ đứng trước cửa. Về sau, được Y. giới thiệu công khai, nên V. vào phòng và thân thiết với mọi người. Mỗi khi vào phòng là V. hay hỏi về Tr... Sau đó V. và Y. chia tay, nhưng đó chưa phải là cú sốc lớn nhất của Y. và mọi người mà chính là khi phát hiện người yêu mới của V. lại là Tr. - cô bạn cùng phòng với Y. Mời bạn đọc đón xem bài tiếp theo trong #BI HÀI CHUYỆN Ở CHUNG CỦA SINH VIÊN
|
Bình luận (0)