Ở Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Quảng Trị), hầu hết là các chiến sĩ trẻ. Với sức vóc đôi mươi, họ đủ can trường và mạnh mẽ để lao vào những nơi hiểm nguy. Tìm hiểu về họ, thấy ai cũng có nhiều điều thật đặc biệt.
Nỗ lực không ngừng
Người ính trẻ đầu tiên mà trung tá Nguyễn Hồng Hiền, Đội trưởng đội PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) trung tâm giới thiệu là thượng úy Đoàn Thanh Tú.
|
Từ khi bước chân vào lực lượng PCCC và CNCH làm lính nghĩa vụ, Tú làm việc rất hăng hái. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, Tú đã được đặc cách, tuyển dụng ở lại đơn vị trước khi được cử đi học trung cấp chuyên ngành PCCC và CNCH. Giờ đây, khi đã là huấn luyện viên chính của công tác cứu nạn cứu hộ của đơn vị, Tú đang tiếp tục theo học đại học tại chức cùng chuyên ngành.
|
“Tú bình dị nhưng giờ anh ta đã trở thành đặc biệt. Tôi muốn nhắc đến Tú để các thế hệ đàn em sau này theo gương đó mà phấn đấu. Nếu có tình yêu, sự đam mê với nghiệp chữa cháy, chỉ cần kiên trì nỗ lực, ai cũng có thể có cơ hội ở lại cống hiến cho ngành”, trung tá Hiền nói.
tin liên quan
Bộ ảnh cưới cực chất của cặp đôi cùng là lính cứu hỏaMột cặp đôi cùng là lính cứu hỏa thuộc loại 'hàng hiếm' chuẩn bị tổ chức hôn lễ ở Quảng Trị. Cặp đôi đã có cách riêng để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cho chuyển tình của họ gắn liền với công việc... chữa cháy.
Tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao đi làm... lính cứu hỏa
Đó là câu chuyện nghe qua có vẻ khá...tréo ngoe của Văn Thành Luân (26 tuổi, trú xã Hải Phú, H.Hải Lăng). Luân từng tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao, chuyên ngành bóng ném vào tháng 6.2013. Nhưng chỉ 3 tháng sau đó, chàng trai này đã xung phong đi nghĩa vụ công an. Khi Luân bày tỏ nguyện vọng vào lực lượng “lính lửa” thì cũng vừa hay đơn vị này đang cần người có năng khiếu thể thao. Cơ duyên cứ thế mà đến...
|
|
Gần 3 năm làm lính nghĩa vụ, Luân đã tham gia chữa cháy không dưới 50 vụ hỏa hoạn lớn nhỏ. Dù chỉ là lính nghĩa vụ nhưng nhờ có năng khiếu, lại dũng cảm nên chàng trai này nhiều lần được giao làm “trinh sát đám cháy”, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và nguy hiểm trong công tác chữa cháy.
“Lao vào lửa nếu nói không sợ là...nói dối. Nhưng em may mắn đã được trau dồi, luyện tập nghiệp vụ nên đủ tự tin để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Gần đây, trong vụ cháy siêu thị điện máy Kim Nguyên, em và một đồng đội nữa đã được giao vào trong tòa nhà, đi lên tầng 2 thám sát...sức nóng của đám cháy đã làm chúng em dội ra...Lúc ấy quả có sợ thật, nhưng cái nghiệp đã vận vào thân thì phải chiến đấu tới cùng với lửa thôi anh ơi”, Luân thật thà nói.
|
Tháng 9 này nếu Luân không đỗ đại học hay trung cấp chuyên ngành PCCC và CNCH hoặc không được đơn vị giữ lại anh sẽ phải ra quân. “Nếu được ở lại học tiếp để làm lính chữa cháy chuyên nghiệp thì ước mơ của em sẽ thỏa nguyện bằng không những tháng năm được sống và làm việc trong môi trường này sẽ là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời em”, Luân tâm sự.
tin liên quan
Cháy siêu thị điện máy lớn bậc nhất Quảng Trị: Vật lộn cùng ngọn lửa hung tànCó thức cùng các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy, chứng kiến họ vật lộn cùng ngọn lửa hung tàn, mới biết nghề nghiệp của họ vất vả, hiểm nguy đến nhường nào.
"Hổ phụ sinh hổ tử"
Tại đơn vị này có một “cặp đôi” cha con đang cùng công tác. Đó là trung tá Hoàng Văn Cần (cán bộ Đội hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC) và thiếu úy Hoàng Văn Nghĩa (tiểu đội trưởng tiểu đội PCCC và CNCH).
|
Số là khi ông Cần và vợ cưới nhau, do điều kiện khó khăn nên chưa có nhà ở. Biết chuyện, lãnh đạo Phòng đã tạo điều kiện cho gia đình ông Cần được sống ngay trong căn nhà tập thể đặt ngay trong khuôn viên của đơn vị. Ở căn nhà đó, Nghĩa đã ra đời và lớn lên...
“Em đã lớn lên với những tiếng còi hú báo động lúc nửa đêm, được những người lính cứu hỏa các thế hệ bế bồng, được ngửi cái mùi khen khét... trên người họ. Nên từ nhỏ, hình ảnh người lính chữa cháy đã in đậm sâu trong tâm trí”, Nghĩa nói.
|
Hỏi Nghĩa làm lính chữa cháy thì có...sợ không? Nghĩa bảo: “Cha em làm lính chữa cháy. Các chú các bác làm lính chữa cháy. Có báo động họ lại đi và trở về khi người ướt sũng, phờ phạc... Em biết công việc này khổ sở và hiểm nguy chứ. Nhưng chính vì thế mà em ngưỡng mộ họ. Em muốn mình là 1 phần trong họ, những người lính chữa cháy”.
Đối với lực lượng PCCC và CNCH, công tác huấn luyện luôn được tổ chức thường xuyên, đặc biệt khắt khe với các chiến sĩ trẻ với nhiều nội dung: cứu nạn trên sông, cứu nạn trên biển, cứu nạn trên cao, cứu nạn trong đám cháy và tự cứu mình.. Bởi theo như nhiều chiến sĩ cứu hỏa tâm sự thì ngoài sức khỏe, trình độ, làm nghề này cần nhiều sự gan dạ, dám dấn thân...
Còn đại tá Lê Văn Tiền, Trưởng phòng cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh Quảng Trị): “Phàm là lính cứu hỏa khi lên cao phải có sợi dây bên mình. Nhất là khi đã cứu người xong, ngọn lửa đã bùng cao, đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và lính cứu hỏa phải tự cứu lấy mình chứ không có ai giúp”.
Nhờ việc luyện tập chỉn chu, nghiêm túc nên trong thời gian vừa qua, lực lượng PCCC và CNCH đã tham gia xử lý tốt nhiều vụ cháy nổ, làm giảm bớt thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp, bảo đảm an toàn.
|
Bình luận (0)