Để không thất nghiệp sau tốt nghiệp: 6 bí quyết 'lợi hại' của Vi

22/06/2016 09:40 GMT+7

'Khi tôi dọn vào ký túc xá, có mấy cựu sinh viên tới lui, nhiều anh trong đó thất nghiệp . Có anh nộp đơn mãi mà không được gọi phỏng vấn, người đi giữ xe tối về ngủ 'chui' ở ký túc xá...', Vi kể.

Còn tôi đã tốt nghiệp đại học được 6 tháng, ngành mà ba tôi đinh ninh ra trường sẽ thất nghiệp, quản trị kinh doanh, nhưng tôi đã có công việc yêu thích trong một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, ngay sau khi học xong. Đó là sự may mắn có chuẩn bị.
Khi học hết THPT, vì đọc quá nhiều sách dạy làm giàu, tôi đưa chân thi vào ngành quản trị kinh doanh.
Lên đại học, tôi kinh doanh đủ thứ từ mua bán xương rồng, kinh doanh quảng cáo, đi tổ chức sự kiện rồi cay đắng biết rằng “tiền bạc không có ý nghĩa” đối với tôi. Lúc đó, tôi muốn bỏ ngành, nhưng nếu bỏ cũng không biết học gì, làm gì rồi sẽ thất nghiệp, ba mẹ cũng đã rất khó khăn cho tôi đi học. Nên tôi cứ học tiếp, nhưng theo một cách khác…
Triển lãm ảnh do nhóm Vi thực hiện tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), đây là dự án của nhóm nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong đề án bảo tồn chợ nổi của chính quyền thành phố năm 2015 - Ảnh: NVCC
Thay vì chăm chăm đi học, tôi đi tìm cái mình thích bằng công việc tình nguyện vì không mất tiền, lại được biết nhiều thứ. Cú hích lớn sau khi tôi học một chương trình phát triển dành cho thanh niên của chính tổ chức mà tôi đang làm việc, rồi tham gia các hoạt động xã hội nhiều và sâu hơn.

tin liên quan

Con đường khởi nghiệp của 'con quỷ' 9X Huỳnh Lập
'Vấp ngã giúp tôi nhận ra cuộc sống không bằng phẳng, cũng chẳng công bằng với tất cả. Nhưng để thành công, bản thân mình phải học cách chấp nhận và vượt qua thách thức bằng mọi giá', quán quân 'Cười xuyên Việt 2015' Huỳnh Lập chia sẻ.
Con chim non rồi cũng lớn, tôi vừa học vừa làm bán thời gian cho các dự án phát triển, để ý cách làm, thắc mắc thì hỏi, thấy thiếu cái gì thì tự học lấy. Kỹ năng làm việc tăng lên, mối quan hệ rộng ra, đến cuối năm 3 thì tôi không còn sợ thất nghiệp nữa.
Vi tham gia hỗ trợ đánh giá dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Sóc Trăng năm 2015 do chính phủ Canada tại trợ Ảnh: NVCC
Trần Long Vi, 22 tuổi, hiện là cán bộ dự án Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) tại Hà Nội.
Từ năm 2 đại học, Vi bắt đầu tham gia hoạt động xã hội, làm việc bán thời gian cho dự án của các tổ chức phi chính phủ, sáng lập nhóm và tự thực hiện các dự án cộng đồng. Top 5 cuộc thi Siêu Thủ Lĩnh năm 2015 (VTV6).
Sau những trải nghiệm, tôi nhận thấy có 6 điều quan trọng cần chia sẻ với các bạn đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, để không thất nghiệp sau tốt nghiệp:
1. Hãy dùng thời gian khi ở đại học để trải nghiệm về công việc tương lai của bạn, nếu không phù hợp đừng hoang mang, hãy làm bất kỳ thứ gì xảy đến tự nhiên với bạn, tìm cho được “cái mà bạn cảm thấy có ý nghĩa”… Đam mê là cái mà bạn cảm thấy dễ làm, xứng đáng bỏ thời gian và có ý nghĩa lớn.
2. Bạn sẽ giải quyết công việc bằng kỹ năng mà ở trường đại học thì quá chú trọng lý thuyết, hãy tiếp xúc với thực tế sớm, thực hành nhiều, tích lũy các kỹ năng. Nên đi thực tập sớm, đi làm bán thời gian, để ý cách người ta làm việc.
3. Xây dựng mối quan hệ với những người làm việc trong lĩnh vực đó. Với mình, không có cách nào tốt hơn là sự chân thành và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình nhất, không kể công sức của mình. Họ sẽ thấy được khả năng của bạn, trao cho công việc xứng đáng hơn, kể cho người cùng ngành về bạn.
Vi tham gia tham vấn thanh niên về các mục tiêu phát triển bền vững tại Tòa văn phòng Liên Hiệp Quốc Việt Nam năm 2015 Ảnh: NVCC
4. Luôn luôn hướng đến mục tiêu, không cần phải chi tiết kế hoạch, nhưng thường xuyên xem lại mình, chắc chắc ngày càng “xịn” hơn: kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ…
5. Sử dụng mạng xã hội thông minh, người khác sẽ nhìn vào những gì có trên Facebook của bạn để đánh giá tư duy, sự hiểu biết, kinh nghiệm hay tính cách của bạn. Việc này phải được đưa vào kế hoạch đối với các bạn muốn thăng tiến cao trong những ngành xã hội, kinh doanh.
6. Để ý trong việc chơi với bạn, không nâng nhau lên được nghĩa là đang kéo nhau xuống và một thứ sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn dù có lúc khiến bạn đau khổ nhưng điều này rất bình thường, phải tự mình vượt qua, đó là "tình yêu".
Bạn là sinh viên chuẩn bị ra trường hay đã tốt nghiệp? Bạn đã có việc làm hay vẫn đang tìm việc? Bạn đang loay hoay với những khó khăn gì? Bạn có những 'độc chiêu' xin việc muốn chia sẻ?
Hãy kể câu chuyện và kinh nghiệm của bạn với chúng tôi. Xin email về địa chỉ: [email protected] với Tiêu đề: [GIỚI TRẺ] [KHÔNG THẤT NGHIỆP SAU TỐT NGHIỆP] Bài viết trong khoảng 500 - 800 chữ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.