Được thăng chức, phải học ngay 5 mẹo này để không mất 'ghế'

21/09/2016 21:15 GMT+7

Người thành công luôn tự đặt giới hạn cho bản thân để không bị vắt kiệt sức cũng như đạt hiệu quả công việc ở mức tối ưu. Đặc biệt là khi ở vị trí lãnh đạo, bạn phải quản lý những người nhiều kinh nghiệm, tài giỏi.

5 kỹ năng sống, tư duy dưới đây của The Muse sẽ giúp những người vừa được đề bạt vào vị trí mới kiểm soát mọi thứ thuận lợi hơn.
Nhận ra nhân tố giúp bạn thành công đã thay đổi
Thay vì nhìn nhận bản thân như một người giỏi giải quyết những vấn đề, thử nghĩ theo hướng tích cực một chút nào, như là một người thúc đẩy các cá nhân khác giải quyết vấn đề. Để suy nghĩ được như vậy, hãy tập thay đổi từ tập trung vào các chi tiết sang tập trung vào các câu hỏi mang tính chiến lược.
Đồng thời, hãy giúp đỡ nhóm của bạn, phát triển mạng lưới nội bộ với những người bạn không hoặc chưa từng làm việc cùng.
5 lợi ích tuyệt vời khi dậy sớm mỗi ngày
Dậy sớm mỗi ngày giống như một liều thuốc tinh thần giúp bạn cân bằng cuộc sống, bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả và tràn đầy năng lượng để vượt qua thử thách.
Tin tưởng người khác
Tin tưởng là một dạng yêu cầu trong cuộc sống, nhưng thường đi đôi với khá nhiều rủi ro. Bạn sẽ không bao giờ chắc chắn được rằng mình có đặt niềm tin đúng chỗ không và rồi, bằng cách này hay cách khác, bạn cũng sẽ một lần thất vọng vì tin nhầm người.
Bạn sẽ không bao giờ chắc chắn được rằng, liệu mình có đặt niềm tin đúng chỗ  không Ảnh: Shutterstock
Để khắc phục tình trạng này, hãy can thiệp trước khi điều xấu ấy không may xảy ra. Khi bị phản bội niềm tin, hãy cố gắng mọi thứ để khắc phục tình trạng tồi tệ ấy và cảnh báo những người có thể bị liên lụy. Sửa chữa những sai lầm có thể chấp nhận được là cách tư duy của phần lớn người bình thường. Tuy nhiên, việc lặp lại sai lầm cũ hoàn toàn không phải là chuyện hay ho tí nào.
Chế ngự sự căng thẳng
Cứ để cho mọi người cùng làm việc, dẫu cho thời gian họ hoàn thành công việc có lâu hơn bạn gấp nhiều lần đi chăng nữa. Hãy luôn nhớ rằng cái giá của thời gian của họ ít hơn giá thời gian của bạn, ngay cả khi bạn làm việc nhanh hơn. Căng thẳng đến từ việc bạn cứ loay hoay, cố gắng “ôm sô” tất tần tật mọi nhiệm vụ, công việc cùng một lúc.
Chế ngự sự căng thẳng là việc bạn hoàn toàn có thể làm được Ảnh: Shutterstock
Hãy dừng lại và tập trung vào một thứ duy nhất thôi, hoàn thành xong, gác nó qua một bên và bắt tay vào làm việc khác. Tự hỏi bản thân mình rằng: nếu mình có một tiếng, mình sẽ làm gì? Khi có được câu trả lời, hãy làm việc đó, và chỉ trong vòng một giờ thôi nhé.
Dẹp chủ nghĩa hoàn hảo sang một bên
Không giống những người thành công - những người có xu hướng dành nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời đúng, những người chưa thành công sẽ thường tự hỏi: “Việc này có đáng để bỏ thời gian không? Mình phải tốn bao nhiêu công sức để làm thứ này?”
Hãy ghi nhớ một điều rằng, sự hoàn hảo luôn đi kèm với cái giá rất đắt. Thay vì hỏi những câu như trên, hãy nghĩ ngược lại: Liệu rằng việc bạn đang mắc kẹt quá lâu để tự vấn ấy có đang làm tốn nhiều thời gian của bản thân mình và của tổ chức, công ty không?
Liệu rằng việc bạn đang mắc kẹt quá lâu để tự vấn ấy có đang làm tốn nhiều thời gian của bản thân mình và của tổ chức, công ty không? Ảnh: Shutterstock
Do đó, để thành công, bạn không chỉ phải học cách đưa ra quyết định mà còn nên học cách tha thứ cho bản thân khi quyết định của bạn không dẫn đến một kết quả tốt như mong đợi.
7 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần bỏ việc ngay lập tức
Công việc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, giúp ta theo đuổi, thực hiện những ước mơ, hoài bão ấp ủ từ lâu. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản với công việc mà mình đã lựa chọn hay không?
Chung sống với sự mơ hồ
Những người giỏi luôn cố gắng biết hết mọi sự thật và hiểu tường tận từng chi tiết. Còn với những người thường, nhóm của họ có thể sẽ biết sự thật, còn họ thì không. Quyết định đôi khi không chỉ dựa trên sự thật. Học cách sống “hòa bình” với sự mơ hồ cũng là một điều cần thiết.
Tập trung vào những gì bạn có thể điều khiển được và tuyệt đối không “phát rồ” vì những điều không nằm trong tầm kiểm soát Ảnh: Shutterstock
Tập trung vào những gì bạn có thể điều khiển được và tuyệt đối không “phát rồ” vì những điều không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Hãy lắng nghe và tổng hợp những yếu tố quan trọng từ các ý kiến xung quanh bạn. Bắt đầu một cách cẩn trọng, dù đó là điều bạn đã biết rồi hay chưa, sau đó hãy nhìn nhận, đánh giá lại rồi mới chuyển sang bước thứ hai. Nếu cứ tò mò về những gì đang xảy ra, vì sao nó xảy ra rất dễ làm bạn lo sợ vô cớ đấy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.