'15 tuổi em bỏ học lên Sài Gòn học nghề DJ. Trước khi bố mẹ em ly hôn. Em luôn run sợ trước đòn roi của ba và không muốn về nhà sau mỗi giờ tan học', tâm sự của một cô gái nổi loạn trên Facebook.
Gã giang hồ hoàn lương đi làm từ thiện trả nợ đời
03/11/2016 09:09 GMT+7
Có một quá khứ tội lỗi, phải trả giá bằng 4 năm tù, khi trở lại cộng đồng chàng trai trẻ Lê Phú Lâm (30 tuổi, ở khối phố Hòa Mỹ, phường Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam) đã chọn việc làm ý nghĩa để “trả nợ đời”.
Tự động phát
Hơn 2 năm nay, đều đặn vào 5 giờ sáng thứ 3 hàng tuần, nhóm “nồi cháo từ thiện - tùy tâm” do anh Lê Phú Lâm, chàng thanh niên từng một thời lầm lỡ giờ “gác kiếm”, lập nên, mang cháo vào chia sẻ, phát miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Hội An. Họ thoắt đến với từng người bệnh rồi lặng lẽ ra về khi các thùng cháo đã hết sạch.
Có mặt tại địa điểm phát cháo quen thuộc, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh chàng thanh niên với dáng người nhỏ nhắn xăm trổ đầy mình đang cần mẫn múc từng bát cháo cho bệnh nhân lẫn người nhà của họ. Công việc này trở nên ý nghĩa khi biết rằng, nó như một món quà mà người cựu tù làm để trả nợ cho những tháng ngày lầm lỗi khi vướng vào vòng lao lý.
Gặp và nói chuyện với Lâm, vẻ mặt hung dữ và lì lợm của gã giang hồ khét tiếng một thời không còn nữa. Thay vào đó là hình ảnh chàng thanh niên với nụ cười hiền hậu. Lâm bảo, quá khứ lầm lỡ, như con ngựa bất kham, lại không có người chỉ đường dẫn lối để trở về nẻo thiện nên cứ thế trượt dài trong những sai lầm của tuổi trẻ, anh vẫn còn nhớ như in về khoảng thời gian đen tối ấy.
Đang học lớp 9, Lâm bỏ giữa chừng, với bản tính ngông cuồng, cộng thêm cuộc sống gia đình nghèo khó, thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ, Lâm theo những thanh niên địa phương sống lang thang, rồi trộm vặt, những lúc thiếu tiền ăn chơi thì cướp giật.
Sau nhiều lần trót lọt, Lâm cùng nhóm bạn tổ chức những cuộc trộm cắp quy mô lớn hơn, mở rộng hoạt động bảo kê các nhà hàng, khách sạn, quán bar và cả đòi nợ thuê. Và cứ thế Lâm đã nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt của nhiều người khi biến mình thành một tay “giang hồ máu lạnh”.
|
Cuối cùng, Lâm sa lưới pháp luật như vốn dĩ phải thế. Năm 2009, Lâm bị bắt và bị kết án 4 năm tù vì tội “cưỡng đoạt tài sản”.
“Cái thời ấy mình không nghĩ được nhiều, cứ sống phiêu bạt vậy thôi. Có lần đi cướp giật túi xách của người đi đường rồi bị công an bắt. Mà lúc ấy cũng máu liều lắm, không biết sợ là gì. Nhưng rồi những tháng ngày ở trong tù nhìn hình ảnh cha mẹ vào thăm con mà không dám công khai vì sợ người đời chê trách. Nhìn những giọt nước mắt của mẹ cứ chảy dài trên má thì mình thấy hối hận vô cùng”, Lâm tâm sự.
Sau 4 năm bị giam trong tù, năm 2012, Lâm được trả tự do. Nhớ lại cái ngày mới ra khỏi trại, anh không khỏi nghẹn nghào: "Lúc ấy mừng lắm, khoảng thời gian gần được về với gia đình, mình ngồi tính từng ngày, từng giờ. Thế nhưng niềm vui không được bao lâu thì vợ lại mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối nên phải nhập viện".
“Lúc này một tay là hai đứa nhỏ, tay kia phải chạy vay mượn tiền đi chăm vợ bệnh. Ngày tháng đó với tôi là cả một sự mệt mỏi khốn cùng, vì gia đình thì nghèo, lại mang tiếng tù tội nên muốn vay mượn gì cũng khó. Nhưng rồi nhờ người thân và bạn bè giúp đỡ nên khó khăn ấy cũng dần trôi qua và rồi vợ tôi cũng xuất viện”, anh Lâm cho biết.
Bằng quyết tâm làm lại cuộc đời, kiếm tiền nuôi vợ và hai con nhỏ, Lâm lao vào công việc và nhận làm tất cả việc gì có thể miễn là có người chịu thuê mướn. Rồi dần dần anh cũng xin được một công việc đàng hoàng, trở thành tài xế taxi. Cũng từ đây, cuộc sống gia đình anh bớt khổ hơn.
|
Rồi một lần tình cờ chở khách ra Đà Nẵng, anh thấy một nhóm bạn trẻ nấu cháo miễn phí cho người nghèo, rồi Lâm nghĩ sao anh không làm những việc có ý nghĩa để trả nợ cho những vết nhơ trong quá khứ do chính mình gây ra, để một phần nào đó trả nợ cho đời. Nghĩ là làm, nhận tháng lương lái taxi đầu tiên, anh bắt tay ngay vào việc nấu những bát cháo từ thiện để giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn.
Lúc đầu, do chưa quen nên anh chỉ nấu một ít để đến phát. Tuy nhiên, nhận thấy số người thân của bệnh nhân tới nhận cháo ngày càng nhiều nên anh Lâm đã bàn với vợ nấu một nồi cháo lớn rồi phân nhỏ ra những dụng cụ đựng cháo để phát cho họ. Dần dần thấy việc làm của anh có ý nghĩa, nhiều bạn bè anh cùng tham gia quyên góp để mang đến cho bệnh nhân nhiều suất cháo hơn.
Không chỉ bày tỏ góc nhìn về lời kêu gọi quyên góp của MC Phan Anh, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn còn chỉ ra nhiều dấu hiệu vui trong cách làm từ thiện hiện nay, mà người trẻ nên biết.
Quan niệm về việc làm của mình, anh chia sẻ: "Giờ có nhiều nơi và nhiều người làm việc thiện bằng số tiền rất lớn, nhưng mình không có được như họ thì mình làm những việc nhỏ hơn, miễn sao giúp được cho những người nghèo khổ phần nào thì hay phần đó. Ngày trước đã làm sai nhiều thứ khiến vợ con và gia đình đau lòng rồi nên giờ chỉ mong làm một cái gì đó ý nghĩa để cảm ơn cuộc đời".
|
Tuổi trẻ ai cũng có sai lầm và thời gian để sửa sai cũng rất dài, quan trọng là cái tâm con người phải hướng thiện và quyết tâm hướng về nẻo thiện.
“Dù việc làm của mình không lớn lao nhưng thấy những nụ cười hiền từ của bệnh nhân cũng như người nhà của họ khi nhận những bát cháo và bịch sữa từ tay mình, tự nhiên trong lòng mình cảm thấy ấm áp hẳn. Những bát cháo ấy như làm nguôi phần nào đó quá khứ tội lỗi của mình, giúp mình nhận ra rằng cuộc đời này còn có nhiều điều ý nghĩa hơn thế. Mình sẽ cố gắng duy trì việc làm thiện nguyện này đến khi nào không còn sức khỏe để làm mới thôi”, Lâm tâm sự.
Đến chiều nay 18.10, số tiền cộng đồng mạng gởi vào tài khoản MC Phan Anh để hỗ trợ dân miền Trung chịu thiệt hại do lũ lên đến 10 tỉ đồng và càng lúc càng có thêm nhiều người chuyển tiền vào tài khoản Phan Anh.
Cầm bát cháo nóng hổi trên tay, bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa (50 tuổi) nói: “Những người dân nghèo như chúng tôi cảm ơn những bát cháo của chú Lâm rất nhiều. Tuy việc làm nhỏ nhưng nó lại chứa đựng một ý nghĩa nhân văn và tình người lớn”.
Bây giờ, đối với nhiều người ở bệnh viện và khu vực lân cận dường như đã quá quen với hình ảnh một thanh niên nhân hậu luôn mang đến cho người dân nghèo khổ ở đây những bát cháo thơm ngon vào mỗi sáng thứ Ba hàng tuần. Còn câu chuyện về “gã giang hồ” ngày xưa dường như không còn nữa, có chăng là trong những câu chuyện về một chặng đường đi về nẻo thiện của chàng trai trẻ với trái tim ấm áp dành cho những con người nghèo khổ.
Bình luận (0)