“Bản thân tôi là người rất đam mê sáng tạo. Thấy Việt Nam mình còn nghèo, nhưng thực tế muốn nghiên cứu khoa học cần phải có tiền để được chuyển giao. Để có điều kiện biến ý tưởng thành hiện thực, sáng tạo khoa học kỹ thuật cần thực hiện chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động khởi nghiệp”, tiến sĩ Nguyễn Bá Hải tâm sự.
Theo ông Đào Ngọc Chiến, Phó vụ trưởng Vụ công nghệ cao Bộ KH-CN, nhóm nghiên cứu sẽ sản xuất 1.000 mẫu mắt kính thí điểm để tặng miễn phí cho những người mù có hoàn cảnh khó khăn...
Nguyễn Bá Hải chính là người khởi xướng, đồng thời tự thân chèo lái khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam (thuộc Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM). Ban đầu, ý tưởng này gặp không ít khó khăn về nguồn nhân lực, kinh phí, kinh nghiệm... do tất cả đều xuất phát từ con số 0. Tuy nhiên, sau gần 1 năm hoạt động, khoa đã huy động được kinh phí 7 tỉ đồng (ngoài ngân sách của nhà trường) để hỗ trợ, giúp biến các ý tưởng sáng tạo của giảng viên, sinh viên thành hiện thực.
Điều đặc biệt là không chỉ sinh viên mà bất cứ ai, bất kể lứa tuổi, thậm chí cả những người đã đi làm, cũng đều có thể tham gia trao đổi, đóng góp các ý tưởng sáng tạo, chia sẻ, phát triển đam mê.
|
Tính đến nay, khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp thuộc Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tư vấn, hỗ trợ, đào tạo được hơn 300 lượt thành viên, tiếp đón 20 đoàn khách quốc tế và nhận được sự quan tâm từ 4 quỹ đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, khoa từng tham gia, đóng góp tham luận ở 3 diễn đàn lớn về khởi nghiệp tổ chức tại Phần Lan, Hoa Kỳ và Indonesia
Trong số hơn 50 ý tưởng và nhóm khởi nghiệp do khoa khởi xướng, nổi bật có thể kể đến máy pha cà phê sạch tự động JAVI COFFEE (hiện đã chuyển giao công nghệ, đưa vào sử dụng rộng rãi trong thực tế) hoặc các thiết kế xe lăn, mắt thần, xe đạp cho người khiếm thị... đang dần được hoàn thiện, nâng cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải nhận định hiện nay, môi trường giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết. Việc gắn liền thực tiễn với lý thuyết đang là đòi hỏi bức thiết nếu muốn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào đời sống. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên tỏ ra rất bỡ ngỡ khi phải đối mặt với công việc vì "chẳng giống những gì nhà trường đã giảng dạy".
|
"Hi vọng trong tương lai, nền giáo dục trước hết sẽ gia tăng tính ổn định, giảm thử nghiệm và đặc biệt phải gắn liền với thực tế”, thầy Hải chia sẻ.
“Đây là khoa độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thầy Hải tạo ra không gian mở như 'Maker Space' cho tất cả mọi người có thể đồng thời học lí thuyết và thực hành, giải quyết được hạn chế của các trường đại học truyền thống là hầu như chỉ dạy lý thuyết, giành thời gian trên giảng đường là chính”, Phạm Long, hiện là học viên của khoa, tâm sự.
Ngoài khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp thuộc Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thầy Nguyễn Bá Hải cũng là người khởi xướng mô hình lớp học "1 tô phở và nhặt lá" (trước đây mang tên "lớp học 1 đô la") đã trải qua 6 năm hoạt động tương đối thành công.
(TNO) 4/20 cá nhân được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014 sẽ giao lưu trực tuyến với độc giả Thanh Niên Online.
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hải, ngoài sự đam mê thì thái độ đồng thuận, tầm nhìn rộng với tham vọng theo kịp các nước phát triển của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tạo động lực, giúp anh mạnh dạn đồng ý chấp nhận thử thách vô cùng gian nan đó.
Tiến sĩ Hải hy vọng rằng, khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp thuộc Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ là bước đệm đầu tiên để ngày càng có nhiều khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp được thành lập trên khắp Việt Nam.
Nguyễn Bá Hải (sinh năm 1983 tại Đông Sơn, Thanh Hóa) tốt nghiệp ngành Cơ khí Động lực tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, sau đó được chính phủ Hàn Quốc tài trợ học bổng thạc sĩ và tiến sĩ.
Nguyễn Bá Hải báo cáo tiến sĩ chuyên ngành Biorobotics (robot sinh học) tại Hàn Quốc khi mới 27 tuổi, nhận bằng khen và tiền thưởng cho Đề tài Tiến sĩ tốt nhất trong khóa tốt nghiệp. Anh từng được bầu chọn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014.
|
Bình luận (0)