Vào vai diễn viên quần chúng có lẽ là nghề làm thêm với bao nhiêu chuyện bi hài, khổ sở, đau đớn mà rất nhiều sinh viên hiện đang 'mưu sinh'.
tin liên quan
'Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị': Đứng sưng chân làm 'PG' nhiều cám dỗSinh viên ngoài việc học còn làm thêm để kiếm sống. Ở TP.HCM hay Hà Nội, 'trường đời' không chỉ giúp các bạn va chạm thực tế, học thêm kinh nghiệm sống và quan trọng nhất có thêm thu nhập chi tiêu trong những năm ngồi giảng đường. Những việc làm thêm nào mà đời sinh viên đã từng trải qua?
'Ngồi bệt khóc như đứa trẻ' khi lần đầu được mời đóng phim
Hầu hết các diễn viên quần chúng đều còn là sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ như: ĐH Sân khấu điện ảnh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, CĐ Văn hóa nghệ thuật… Không được khán giả biết đến, nhưng họ cũng có niềm đam mê nghiệp diễn, cũng sống chết với nghề. Dù đôi khi họ chỉ xuất hiện trên màn ảnh chưa đến… ba giây.
|
Có lần được theo chân một đoàn làm phim, chúng tôi đã gặp Nguyễn Thanh Tùng (sinh viên năm cuối, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn). Cậu bạn với vẻ ngoài hiền lành nhưng hoạt ngôn. Tùng đến rất sớm, ngồi đợi suốt từ sáng đến chiều, dù vai diễn của Tùng chỉ xuất hiện đúng một phân cảnh nhỏ với duy nhất một câu thoại trong phim.
Chúng tôi hỏi Tùng, làm diễn viên hẳn là cát-sê cao lắm nên nhiều bạn mới sẵn sàng ngồi đợi cả ngày trời chỉ để diễn một đoạn nhỏ như vậy.
Cậu bạn chỉ cười rồi lễ phép đáp: “Em đi đóng phim chưa bao giờ hỏi giá cát-sê. Lúc đầu thì do em ngại, nhưng sau này không hỏi vì tụi em tự tính được mức cát-sê của một vai quần chúng dao động từ 150.000 - 200.000 đồng, không giới hạn giờ giấc. Có lúc quay từ sáng đến khuya, em theo nghề này phần vì muốn có thêm thu nhập, phần là vì em rất mê diễn xuất”.
|
Rồi Tùng cứ say sưa nói về cái lần đầu thử sức với môn nghệ thuật thứ bảy này. Ngày còn nhỏ, Tùng đã có khát khao trở thành diễn viên điện ảnh. Ở quê không có điều kiện nhiều, vì mê diễn quá nên có mấy bận Tùng muốn làm liều khi tính thi vào ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình không cho phép, Tùng đành gác ước mơ của mình lại.
|
Khổ như… diễn viên quần chúng
2 năm theo nghề, Tùng cũng có cho mình gia tài kha khá những vai diễn, từ vai chú bảo vệ trường học, vai học sinh trong lớp…cho đến vai có thoại như công an, thầy giáo, hay thậm chí chỉ một vai nhỏ xíu là…vai người đi chợ. Vậy mà Tùng vui lắm, cậu bạn tự hào nói: “2 năm qua em đóng cũng tới mấy chục bộ phim rồi. Có vai chỉ lướt qua có 3 giây thôi, nhưng vai nào em cũng nhớ, cũng thích hết”.
Như bắt được nhịp câu chuyện, cậu bạn kể tiếp, tiền cát-sê kiếm được không nhiều, chỉ đủ để đổ xăng hoặc mua card điện thoại.
“Nhưng mà em sống tiết kiệm thì vẫn có dư. Khoản dư em để dành cứ vài tháng thì gửi cho nhỏ em gái để nó mua cái này cái kia. Con gái tuổi mới lớn cần nhiều thứ. Em con trai thì sao cũng được”, Tùng tâm sự.
Đang trò chuyện, Tùng giật thót lên như vừa nhớ ra điều gì đó thú vị: “Có lần em đi quay bên chung cư Thanh Đa. Chung cư đó cũ kỹ, quay ban đêm thì tối thui nên em sợ ma lắm. Mà may mắn là cảnh đó phải khóc, vậy là ngay lúc sợ ma em khóc luôn một trận hoành tráng. Đạo diễn hô "cắt" xong còn khen em làm tốt nữa”.
tin liên quan
'Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị': Phục vụ tiệc cưới mà nước mắt mặn chátĐể phục vụ một tiệc cưới diễn ra trong 2 giờ, Nhiên phải có mặt trước 4 tiếng để xếp bàn ghế và phụ nhà bếp bày đồ ăn. Khi kết thúc tiệc, Nhiên ăn vội những thứ còn sót lại trên bàn tiệc để dằn bụng... kèm tiền công: 100.000 đồng cho gần 7 tiếng bưng bê.
Cũng như Thanh Tùng, cô bạn Lê Ngọc Kiều Trinh (sinh viên trường ĐH KHXH và NV TP.HCM) cũng là một diễn viên quần chúng có 3 năm kinh nghiệm trong nghề.
Kiều Trinh tâm sự: "Mình là người sống khá tình cảm, lại có thiên hướng theo đuổi nghệ thuật nên rất thích được đi đóng phim, ca hát… Nói làm diễn viên thì không hẳn, nhưng mỗi khi được hóa thân thành từng nhân vật khác nhau, mình thật sự cảm thấy đóng phim là niềm vui của mình”.
|
Nhiều người cứ nghĩ rằng nghề diễn viên quần chúng chỉ vài giây trên phim trường thì độ an toàn cao và cũng không mệt mỏi gì. Nhưng nếu ai đã vào nghề mới biết.
Kiều Trinh chia sẻ: "Có lần mình đóng vai bị giật túi xách, lúc tên cướp vừa giật cái túi thì vô tình tóc mình bị vướng vào nên té đập mặt xuống đất. Cằm chảy máu, đau lắm nhưng mình phải ráng diễn chứ không thể để ảnh hưởng đến quá trình quay phim được. Hôm đó cũng nhờ vết thương ngay cằm mà cảnh quay nhìn thật lắm".
|
Với Kiều Trinh, kỷ niệm trong nghề nếu kể sẽ chẳng biết khi nào mới hết. Có lần cô bạn theo đoàn phim về Cần Thơ quay cảnh bị đánh ghen. Trong kịch bản có đoạn Kiều Trinh bị người vợ chính thức lao đến túm tóc đánh mấy cái. Đạo diễn vừa hô bắt đầu thì cô bạn kia lao vào đánh Trinh tới tấp... như thật, kết quả sau cảnh quay, Kiều Trinh mất nguyên chùm tóc, hai má thì sưng lên vì bị đánh đau.
Tiền cát-sê sẽ được trợ lý đoàn làm phim đưa nóng cho diễn viên sau khi họ hoàn tất các phân cảnh được giao. “Người ta tính cát-sê theo vai diễn, vai quần chúng thì xuất hiện nhiều nhất hai lần là cùng. Mỗi lần có mấy giây thôi nên quay luôn trong ngày. Nhưng phải phụ thuộc vào các diễn viên chính. Mình đến sớm mà diễn viên chính muốn quay trước thì mình phải đợi”, Kiều Trinh chia sẻ.
tin liên quan
9X khởi nghiệp từ bóng đèn và ống nước, xuất đi thế giớiHai sinh viên Nguyễn Lê Trung Hiếu (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) và Hồ Hoàng Phúc (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cùng sinh năm 1994) đã kết hợp những vật dụng rất đỗi bình thường là bóng đèn và ống nước để khởi nghiệp.
Cực vậy nhưng diễn viên quần chúng vẫn là một nghề hấp dẫn đối với không ít bạn trẻ. Ai cũng ước ao được làm diễn viên nổi tiếng, nhưng mấy ai đủ khả năng và may mắn để thực hiện được điều đó. Rất nhiều người “trượt” giấc mộng làm diễn viên, nhưng niềm đam mê nghệ thuật trong họ không tắt.
Có thể nói, nghề diễn viên quần chúng đã giúp một số sinh viên có thêm thu nhập, đồng thời cũng là cách để họ nuôi dưỡng niềm đam mê với những ước mơ không thành.
Bình luận (0)